Cây tầm gửi trên cây gạo có tác dụng gì? chữa bệnh gì?

Cây tầm gửi trên cây gạo có tác dụng gì? chữa bệnh gì? đó là một trong những thắc mắc của khá đông các bạn độc giả gởi đến chúng tôi. Vì thế ngày hôm nay để giúp các bạn có thể hiểu rõ nhất và sâu nhất về loại cây này thì chúng tôi xin mang đến cho bạn những thông tin liên quan về cây tầm gửi trên cây gạo nhé.

Advertisements

Tam-gui-cay-gao

Cây tầm gửi trên cây gạo có tác dụng gì?

Tầm gửi (hay còn gọi là Tằm gửi, Chùm gửi) vốn là cây sống nhờ trên thân cây khác. Giống như con ong làm mật lấy từ tinh chất của các loài hoa, cây Tầm gửi sống nhờ vào bộ rễ thọc sâu hút những tinh chất của cây chủ. Với các thầy thuốc nam, bản thân nhựa, rễ, lá, vỏ cây đã là những vị thuốc quý, loại cây “sống nhờ” như Tầm gửi lại càng quý hơn .

Theo dân gian, mỗi loài Tầm gửi có tác dụng chữa một thứ bệnh khác nhau, trong đó Tầm gửi cây gạo là loại quý nhất. Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng Tầm gửi gạo là vị thuốc bổ dương, tráng thận, mạnh gân cốt. Trong các loại tầm gửi, thì tầm gửi gạo (tên khoa học là Taxillus chinensis) được sử dụng làm dược liệu từ lâu. Dân gian cho rằng loại thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa huyết áp và đặc biệt tốt cho người bệnh thận.

Chẳng biết bắt nguồn từ đâu nhưng những lời đồn đại về lợi ích của cây tầm gửi mọc trên cây gạo đã biến loại thảo dược này trở thành “hàng hiếm”. Người ta mách nhau tìm mua vì cho rằng “tầm gửi cây gạo vô cùng quý giá, có thể chữa được rất nhiều bệnh, từ thanh nhiệt, giải độc cơ thể, giải rượu, bồi bổ sức khỏe, đến chữa các bệnh mãn tính như gan, thận…”. Ngay cả những người có bệnh nhưng không rõ là bệnh gì cùng tìm đến thứ cây này như một loại thần dược.  xem thêm: cayvala.com

Còn theo Y dược điển Việt Nam, Tầm gửi có tác dụng “ấm đắng mà hạ khí, giảm bại tê và lợi gân xương, ích thận mà huyết mạch thông thương, hết nhức mỏi dạ dày tiêu hóa”. Nhiều người sử dụng Tầm gửi cây gạo cho rằng loại cây này rất mát, giúp thanh lọc cơ thể và tốt cho sức khỏe. Theo Y học hiện đại, tầm gửi gạo có tác dụng lợi tiểu chống viêm và chữa nhiều bệnh về thận như: đái đục, đái buốt, sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm cầu thận cấp và mạn tính.

Trao đổi với Thạc sĩ, Dược sĩ Trần Phi Hùng (Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương), thì được biết tầm gửi cây gạo ở điều kiện tự nhiên rất hiếm gặp, bản thân cây gạo phải sống lâu năm và trong điều kiện môi trường sinh trưởng thuận lợi khi có hạt của cây tầm gửi được phát tán tự nhiên (do chim, sóc, sâu bọ ), hạt nảy mầm và phát sinh, phát triển được trên thân, cành cây gạo. Ngày nay cũng có tầm gửi cây gạo do con người cấy, ghép, tạo phôi, mầm tạo ra và phát triển thành tầm gửi cây gạo bán tự nhiên.

Theo Ths. Trần Phi Hùng, “hiện nay, chưa có nghiên cứu chính thức nào công bố về thành phần hoá học, độc tính cấp, độc tính bán trường diễn, tác dụng sinh học của tầm gửi cây gạo. Và cũng chưa có tài liệu chính thức nào viết về tầm gửi cây gạo. Nhưng theo kinh nghiệm dân gian tầm gửi cây gạo không độc, được dùng trong các bệnh viêm cầu thận cấp, mãn, suy thận, viêm gan, viêm gan virus, xơ gan, phong thấp, xương khớp, sưng xương khớp, huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, hậu sản… Còn theo nghiên cứu và đánh giá sơ bộ của các nhà khoa học tầm gửi cây gạo có tác dụng chống viêm, giải độc, chống ôxy hoá, lợi tiểu, có tính mát. Vì vậy, có thể sử dụng tầm gửi cây gạo trong hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh mãn tính”.

Theo chuyên gia y học Nguyễn Duy Thuần cho biết rằng ” Không thể phủ nhận giá trị của y học dân gian vì người ta thường nói y học dân gian là một bộ phận của y học cổ truyền. Theo dân gian thì loại cây này có thể có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh, đặc biệt là bệnh về thận như viêm thận, suy thận mạn, sỏi thận… Tuy tác dụng rất tốt nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu theo quy trình khoa học cụ thể về cây này. Hơn thế nữa, cây Gạo thì ở đâu cũng có nhưng Gạo có Tầm gửi thì rất hiếm và phải là loại Gạo tía.

Nhiều người cũng thử đem cành Tầm gửi ở cây Gạo này ghép sang cây không có thì chỉ khoảng 2-3 ngày sau cành Tầm gửi này héo dần và chết hết. Nếu đem hạt Tầm gửi cấy vào thân thì cũng không thấy hạt nảy mầm.

Cũng vì lý do này mà Tầm gửi gạo mới trở nên đặc biệt hiếm có. Sử dụng vị thuốc này nên lưu ý dùng kết hợp với các vị thuốc nam khác như Mã đề, Kim tiền thảo, Thổ phục linh… mới phát huy hết tác dụng. Để tránh tình trạng tiền thật nhưng mua phải của giả, mỗi người dân cần trang bị cho mình kiến thức về loại cây này đồng thời khi sử dụng cần sự tư vấn của thầy thuốc.

Cây tầm gửi trên cây gạo chữa bệnh gì?

Tầm gửi là các loài cây sống ký sinh trên các cây chủ khác nhau. Từ lâu, Đông y đã sử dụng các loài tầm gửi để làm thuốc chữa nhiều bệnh, rất công hiệu. Đa số các loài tầm gửi đều có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau nhức xương khớp, cơ nhục do phong thấp hoặc do chấn thương, té ngã, tăng huyết áp, rối loạn tâm thần… Một số loài có tác dụng an thai, thúc sữa sau sinh…

Nhiều người sử dụng tầm gửi cây gạo cho rằng loại cây này rất mát, giúp thanh lọc cơ thể và tốt cho sức khỏe. Tầm gửi cây gạo có tác dụng tốt để điều trị viêm cầu thận, phù thận, sỏi thận, chức năng gan yếu, gan nóng; đặc biệt làm tăng khả năng thải độc của gan.

Theo kinh nghiệm của những người dân thì tầm gửi tốt phải là tầm gửi trên cây gạo tía, còn loại gạo trắng thì không tốt bằng; nếu là loại tươi thì cành phải giòn, lá xanh, bóng còn loại khô có mùi thơm, được nắng, sau khi phơi khô nhưng thân và lá vẫn có màu xanh. Tầm gửi khô được bảo quản trong các lớp nilông buộc kín, ngoài cùng bọc bao tải, được treo lên cao hoặc để ở những nơi khô ráo như gác bếp, tủ chè.

Cách dùng các loại tầm gửi đều giống nhau, cành và lá đều được cắt thang, đem phơi nắng già hoặc sao khô, rồi đun nước uống. Tầm gửi cây gạo có mặt trong rất nhiều bài thuốc nam, thuốc bắc. Công dụng mát gan, thải độc cho người bị thận (viêm cầu thận), chữa sỏi thận, phù thận… Tuy nhiên, việc sử dụng vị thuốc này nên lưu ý dùng kết hợp với các vị thuốc nam khác như mã đề, kim tiền thảo, thổ phục linh… mới phát huy hết tác dụng.

Những ai nên dùng Cây tầm gửi trên cây gạo?

Cây tầm gửi trên cây gạo là loại cây sống nhờ trên thân cây gạo. Cây gạo sống lâu năm và trong điều kiện môi trường sinh trưởng thuận lợi và khi có hạt của cây tầm gửi được phát tán tự nhiên đến trên cây gạo, hạt nảy mầm và phát sinh, phát triển được trên thân, cành cây gạo. Tầm gửi gạo tía được dùng trong hỗ trợ điều trị chữa bệnh cho những:

  • Người mắc bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang.
  • Người mắc bệnh viêm cầu thận cấp và mãn tính.
  • Người mắc bệnh xương khớp, phong tê thấp.
  • Người già chân tay tê lạnh, đau mỏi xương khớp.

Cây tầm gửi trên cây gạo chữa bệnh gì hi vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về loài cây này nhé.

Trước:
Sau:

Check Also

Cách làm trắng da mặt với sữa tươi không đường

Bạn muốn  da trắng , mịn màng thì hãy tận dụng một loại thực phẩm …

Bạn đang xem Cây tầm gửi trên cây gạo có tác dụng gì? chữa bệnh gì?