Home / Sức khỏe / Bệnh thường gặp

Bệnh thường gặp

Vết loét tiểu đường: Các mức độ lở loét và vị trí thường gặp

Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa do thiếu hụt insulin nội sinh (type 1) hoặc chức năng insulin bị khiếm khuyết (type 2), gây tăng đường huyết. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có vết loét tiểu đường, làm tăng nguy cơ hoại tử, viêm tủy xương, thậm chí là cắt cụt chi. Dưới đây là các thông tin về biến chứng loét tiểu đường, các mức độ loét và vị trí loét thường gặp, được bác sĩ CKI Võ Trần Nguyên Duy chia sẻ. Vết loét tiểu đường là gì? Vết loét tiểu đường là vết thương hở, lâu lành trên da người bệnh tiểu đường. Chúng thường xuất hiện ở bàn chân, cẳng chân hoặc những vùng khác như bàn tay, nếp gấp da bụng. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến vết loét tiểu đường gồm: …

Xem thêm

5 cách điều trị loét do tiểu đường an toàn theo các mức độ bệnh

Loét bàn chân do tiểu đường (đái tháo đường) (Diabetic Foot Ulcer – DFU) là các vết loét xuất hiện ở bàn chân người bệnh tiểu đường. 25% người bệnh tiểu đường (cả type 1 và type 2) có nguy cơ mắc biến chứng loét bàn chân (1). Đây là biến chứng phổ biến và nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, cần được chẩn đoán và áp dụng các cách điều trị loét do tiểu đường kịp thời để tránh dẫn đến các biến chứng nặng hơn, như: nhiễm trùng lan rộng, cắt cụt chi hoặc đe dọa tính mạng. Nguyên nhân gây loét chân do tiểu đường Tình trạng loét bàn chân tiểu đường do nhiều yếu tố kết hợp: (2) Tăng đường huyết kéo dài: làm suy giảm chức năng miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bệnh thần kinh ngoại biên: là tình trạng các dây thần …

Xem thêm

6 loại thực phẩm tốt cho tuyến yên bệnh nhân nên ăn đều đặn

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị, duy trì sức khỏe cho người bệnh tuyến yên. Vậy đâu là các thực phẩm tốt cho tuyến yên người bệnh nên dùng? Đâu là các thực phẩm không tốt, nên tránh. Tất cả sẽ được, Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Võ Hoàng Minh Hiền, Đơn vị Nội tiết – Đái tháo đường, Trung tâm Khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7 giải đáp trong bài viết bên dưới. Tầm quan trọng của tuyến yên đối với cơ thể Tuyến yên giữ vai trò là cơ quan quan trọng đối với cơ thể. Chức năng chính của tuyến yên là sản xuất và giải phóng một số hormone giúp thực hiện các chức năng quan trọng, giám sát và điều chỉnh chức năng của các cơ quan, bao gồm: Trao đổi chất, thúc đẩy quá …

Xem thêm

Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hormone sẽ như thế nào? Phải làm sao?

Về cấu tạo của cơ thể, tuyến yên thường được gọi là “tuyến chủ” vì hormone của nó có vai trò kiểm soát các bộ phận khác trong hệ thống nội tiết, bao gồm các bộ phận: tuyến giáp, tuyến thượng thận, tinh hoàn và buồng trứng. Tuyến yên dùng thông tin từ não và truyền tín hiệu đến các tuyến khác trong cơ thể, chúng còn sản xuất nhiều loại hormone quan trọng. Vậy nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hormone sẽ như thế nào? Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hormone sẽ như thế nào? Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hormone sẽ dẫn đến tình trạng suy tuyến yên. Đối với cơ thể, tuyến yên đóng vai trò quan trọng, bộ phận này tiết ra các hormone giúp điều chỉnh hoạt động của các tuyến nội tiết khác, ảnh hưởng trực …

Xem thêm

10 loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 có thể bạn chưa biết

Người bệnh tiểu đường type 2 ở giai đoạn sớm có thể chưa cần dùng thuốc. Nhung khi bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn hoặc người bệnh không thể kiểm soát đường huyết, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2. Tìm hiểu về bệnh tiểu đường tuýp 2 Tiểu đường tuýp 2 còn gọi là tiểu đường ở người lớn tuổi hoặc bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin. Bệnh do 2 nguyên nhân, gồm: thiếu insulin tương đối do suy giảm chức năng tế bào beta tuyến tụy và đề kháng với insulin. Insulin có vai trò chuyển hóa đường từ máu vào tế bào để tạo năng lượng. Khi người bệnh thiếu insulin hoặc đề kháng với insulin, đường sẽ tích tụ trong máu và làm đường huyết tăng mất kiểm soát. Hiệp hội Đái tháo đường …

Xem thêm

5 thuốc trị bướu cổ (bướu giáp) thường gặp và lưu ý khi sử dụng

Bướu cổ là bệnh về tuyến giáp phổ biến, phụ nữ có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó thiếu iốt trong chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến. Phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng, kích thước bướu… Dưới đây là thông tin giải đáp thắc mắc: bướu cổ uống thuốc gì, các loại thuốc trị bướu cổ thường gặp, do BS.CKI Võ Trần Nguyên Duy, Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ. Bị bướu cổ uống thuốc có khỏi không? Có. Thuốc trị bướu cổ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của bướu giáp, giảm bớt các triệu chứng gây khó chịu và phục hồi chức năng tuyến giáp. Với bướu giáp lành tính, người bệnh không cần điều trị nhưng cần tái …

Xem thêm

4 cách làm nhỏ bướu cổ hiệu quả, an toàn có thể bạn chưa biết

Nếu không được điều trị kịp thời, bướu cổ phát triển to có thể chèn ép đường thở gây khó thở, khó nuốt, ho khan…, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, nhóm triệu chứng, kích thước bướu…, bác sĩ sẽ chỉ định các cách làm nhỏ bướu cổ phù hợp và hiệu quả, cải thiện sức khỏe. Dưới đây là các thông tin về chủ đề này, do thạc sĩ bác sĩ Hoàng Thị Hồng Linh, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ. Tìm hiểu về bệnh bướu cổ Bướu cổ là triệu chứng của nhóm bệnh tuyến giáp, gồm nhiều loại như: 1. Cường giáp Là tình trạng tuyến giáp tăng tổng hợp và giải phóng hormone, nguyên nhân chủ yếu là do bệnh Basedow, viêm giáp …

Xem thêm

5 xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường được chỉ định

Bệnh lý tuyến giáp là những tình trạng nhóm bệnh phổ biến của vùng cổ, thường gặp nhất là các bệnh lý lành tính như bướu giáp Basedow, viêm giáp hay nhân giáp lành tính, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ không nhỏ mắc bệnh lý ung thư tuyến giáp. Bên cạnh khám lâm sàng, bác sĩ Nội tiết – Đái tháo đường có thể chỉ định các xét nghiệm chức năng tuyến giáp cận lâm sàng khác để đưa ra chẩn đoán bệnh. Dưới đây là các thông tin về chủ đề này, được tiến sĩ bác sĩ Trần Hữu Thanh Tùng, Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ. Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường gặp Khi người bệnh đến khám tuyến giáp, bác sĩ Nội tiết – Đái tháo đường sẽ khai thác bệnh sử cá nhân …

Xem thêm

Bướu giáp thòng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bướu giáp là cấu trúc giải phẫu bình thường ở vùng cổ, nhưng đôi lúc bướu giáp phát triển lớn và lan xuống phía dưới, vào trong khoang ngực (trung thất), gọi là bướu giáp thòng. Bệnh thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm, người bệnh có thể không có triệu chứng cho đến khi bướu lớn dần, chèn ép các cơ quan xung quanh hoặc được phát hiện tình cờ khi siêu âm, chụp X-quang ngực khi khám bệnh khác. Vậy bướu giáp thòng là gì, có nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Bướu giáp thòng là gì? Bướu giáp thòng là tình trạng bướu cổ (tuyến giáp) phát triển lớn lên, vượt qua vùng cổ và lan xuống trung thất (khoang ngực). Bệnh còn có tên gọi khác là bướu cổ thòng trung thất, bướu giáp sau xương ức, bướu giáp chìm, …

Xem thêm

7 nguyên nhân béo phì thường gặp có thể bạn chưa biết hết tất cả

Béo phì là “đại dịch” mới của thế giới, gây suy giảm chất lượng cuộc sống và kéo theo những căn bệnh đe dọa tuổi thọ như: suy tim, tiểu đường, ung thư… Có rất nhiều nguyên nhân béo phì, không chỉ do ăn quá nhiều mà còn bắt nguồn từ những yếu tố khách quan khác. Dưới đây là các thông tin về nguyên nhân dẫn đến béo phì, do bác sĩ Võ Trần Như Thảo, Trung tâm Giảm cân Bệnh viện Tâm Anh chia sẻ. Béo phì là bệnh gì? Sự bùng nổ của nền công nghiệp thức ăn nhanh, lối sống kém vận động, những thói quen xấu như thức khuya, ăn uống không đều đặn, ăn nhiều thực phẩm chế biến… khiến tỷ lệ béo phì tăng nhanh ở cả người lớn và trẻ em. Béo phì là tình trạng cơ thể tích trữ quá nhiều …

Xem thêm