Tác dụng và tác hại của lá vối tươi là gì?

Tác dụng và tác hại của lá vối tươi là gì? đang được rất nhiều các bà nội trợ mong muốn biết đến. Vì thế với loạt bài viết lần này chúng tôi sẽ mang đến cho các bà nội trợ những thông tin hữu ích về lá vối để các bà nội trợ có thể hiểu thêm. Từ đó các bà nội trợ sẽ biết thêm về những tác dụng cũng như là tác hại của lá vối để tự bảo vệ bản thân mình và người thân.

Advertisements

Green Tea Leaf --- Image by © Studio Eye/Corbis

Lá vối, cây vối là gì?

Nhắc đến lá vối chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay tới một loại nước uống dân dã, ngon miệng và dễ uống lại có tác dụng thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa và chống đầy bụng. Cây vối thường được dùng để lấy lá và nụ để nấu nước uống, vối có hai loại là vối nếp và vối tẻ, lá có màu vàng xanh. Lá vối tẻ thường to hơn lá vối nếp, lá của nó bé bằng hoặc lớn hơn bàn tay người, có hình thoi màu xanh thẫm. Hoa vối thường nở thành chùm đan vào nhau, hoa thường nở vào mùa xuân, còn quả vối thì có màu đỏ thẫm giống với quả bồ quân, vị hơi chát và đắng.

Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loại cây mọc nhiều ở nhiệt đới. Ở nước ta cây vối mọc hoang hoặc trồng, có nhiều ở miền Bắc nước ta. Cây vối thường cao chừng 5 – 6 m, đường kính của cây có thể lên đến 50cm. cuống lá dài 1- 1,5 cm. Phiến lá cây vối dai, cứng. Hoa vối gần như không cuống, màu lục nhạt, trắng. Quả vối hình trứng, đường kính 7 – 12 mm khi chín có màu tím sậm, có dịch. Lá, cành non và nụ vối đều có mùi thơm dễ chịu đặc biệt của vối.

Nước vối hay trà vối là một loại đồ uống giải khát được nấu bằng nụ, hoặc lá vối đã ủ chín rồi phơi khô, cũng có thể dùng ngay khi lá còn tươi. Đây là loại đồ uống rất thông dụng ở nông thôn, thậm chí cả thành thị vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Nước vối được dùng để uống hàng ngày giống như nước chè xanh.

Tác dụng của lá vối tươi

Lá vối rất quen thuộc với người dân từ miền quê ra thành thị với thức uống: nước vối thật bình dị và dân dã. Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng nước vối làm loại nước giải khát vào mùa hè oi ả. Nước lá vối có vị hơi chát và đắng, nhưng sau khi uống một lúc lại cảm thấy ngọt ngọt, thanh thanh nơi đầu lưỡi. Nước vối cũng có tính hàn, giúp cơ thể mát mẻ, thoát mồ hôi, giải độc cơ thể, vì vậy tiêu trừ được chứng bệnh ăn không tiêu, chứng ngoại cảm phát sốt, sợ rét đau đầu

Chất đắng trong lá vối và nụ vối kích thích nhiều dịch vị tiêu hóa. Ngoài ra, lá vối còn chứa tannin, là một chất giúp bảo vệ niêm mạc ruột, chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không gây hại cho những vi khuẩn có ích trong ống tiêu hóa. Chẳng thế mà, lá vối rất có tác dụng trong việc giúp ăn ngon, hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, đồng thời chữa bệnh viêm gan, bệnh đại tràng mãn tính, bệnh vàng da và bỏng.

Tác dụng của lá vối tươi đối với cơ thể

Sử dụng nước lá vối vào mùa hè sẽ giúp bạn giảm hẳn triệu chứng háo nước. Bởi lẽ, nước lá vối có chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên sẽ bổ sung lượng dinh dưỡng và nước cần thiết cho cơ thể. Loại nước này có công dụng giải nhiệt rất hiệu quả, nó sẽ giúp làm mát cơ thể và giải độc cho cơ thể thông qua đường tiết niệu.

Nước vối sử dụng giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát, dùng thích hợp cho tất cả các mùa trong năm đặc biệt là mùa nóng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy nếu chỉ uống nước lọc, nước trắng thì sau một thời gian ngắn (3-40 phút) cơ thể sẽ đào thải hết, nhưng nếu uống nước vối hoặc nước chè tươi, sau thời gian ấy cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ thải ra từ từ sau đó.

Phương thức nấu nước vối rất đơn giản: lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nụ vối cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc, thường hơn, có thể được hãm trong nước sôi như cách hãm trà.

Nước vối có màu đỏ nâu nhạt, uống có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái, thường sử dụng chủ yếu làm đồ uống giải khát, cũng dùng chan cơm như một loại canh, ăn kèm cà pháo muối chua. Bên cạnh đó, nước sắc đặc có thể dùng làm thuốc sát khuẩn chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Ngoài ra, lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi có thể gội đầu chữa chốc lở.

Tác dụng của lá vối tươi đối với bệnh Gout

Gout là loại bệnh đang có tỷ lệ tăng khá nhanh trong dân số nước ta, đặc biệt với những người ở tuổi trung niên. Gout thường được mệnh danh là “bệnh của nhà giàu” bởi lẽ nguyên nhân của căn bệnh này là rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Mà, nước vối có tác dụng tiêu hóa thức ăn nhiều dầu mỡ, tiêu độc và giảm các chất béo.

Tác dụng của lá và nụ vối giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc. Đối với bênh nhân gout do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau.

Tác dụng của lá vối với bệnh gout là rất lớn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh gout. Tuy vậy, do bệnh gout có nhiều nguyên nhân dẫn đến nên lá vối không thể điều trị dứt điểm căn bệnh này được, thế nên các bạn cần có chế độ ăn uống và phòng ngừa hợp lý để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Lá vối ủ uống thơm ngon hơn nhưng để làm thuốc nên dùng lá tươi hoặc lá phơi khô là được. Dùng nước vối sau bữa ăn, có thể thay nước uống hàng ngày mà không lo có tác dụng phụ. Tuy nhiên, những người quá gầy, sức khỏe suy nhược thì không nên dùng lá và nụ vối.

Tác dụng của lá vối tươi đối với căn bệnh tiểu đường

Qua nghiên cứu của Viện Đông y cho thấy, nụ vối và lá vối có tác dụng kháng sinh đối với nhiều loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Trong đó có Streptococcus (hemolytic và staman) (vi khuẩn gây ra nhiễm trùng). Tụ cầu khuẩn Staphylococcus và khuẩn phế cầu Pneumococcus, Salmonella (vi khuẩn làm cho thức ăn trở thành độc), Bacillus (khuẩn hình que), Subtilisin (enzim có thể phá vỡ protein và peptide, được chiết xuất từ vi khuẩn). Không gây độc đối với cơ thể.

Các hợp chất flavonoid có trong nước lá và nụ vối rất hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng và điều trị bệnh nhân tiểu đường. Uống nước lá vối có khả năng giúp bạn hạn chế tăng đường huyết sau ăn, hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm rối loạn mỡ máu. Đồng thời, loại nước thần kỳ này cũng có thể hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường với các biến chứng của nó. Ngoài ra, khả năng chống oxi hóa (antioxidants) của nụ vối đã làm giảm sự hình thành đục thủy tinh thể ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Các kết quả được tiến hành trong phòng thí nghiệm cho thấy nụ vối có khả năng triệt tiêu các gốc tự do chống oxi hóa mạnh. Khả năng chống oxi hóa (antioxidants) của nụ vối đã làm giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào tuyến tụy, phục hồi các men chống oxy hóa trong cơ thể.

Đề tài hợp tác nghiên cứu giữa Viện Dinh dưỡng quốc gia và Đại học Phụ nữ Nhật Bản còn phát hiện nụ vối có hàm lượng polyphenol cao tương đương với 128mg catechin/g trọng lượng khô và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase nên có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn, hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm rối loạn lipid máu, có thể hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường với các biến chứng của nó.

Tác dụng của lá vối tươi đối làn da

Các loại vi khuẩn gây bệnh như: Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis,… có khả năng bị tiêu diệt bởi nước lá vối. Vì thế mà nước lá vối tươi thường được sắc để sử dụng làm thuốc sát khuẩn điều trị một số căn bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt, cũng như việc dùng nước lá vối gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.

Sử dụng nước lá vối thường xuyên thực sự rất có lợi cho sức khỏe của bạn. Nếu bạn không uống được vì vị đắng chát của lá vối, có thể sử dụng thêm cam thảo làm cho nước vối có vị ngọt ngọt, thanh mát dễ uống. Vậy là bạn đã điểm qua các tác dụng của lá vối. Chúc các bạn có 1 sức khỏe thật tốt!

Tác hại của lá vối tươi

Cây vối vốn rất quen thuộc trong cuộc sống của người dân ở vùng nông thôn. Nếu như người miền nam ưa dùng trà xanh để nấu nước uống thì ở các vùng nông thôn người ta lại dùng lá và nụ vối để nấu nước uống hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Ngoài công dụng chữa bệnh đại tràng, cây vối còn được biết đến với nhiều công dụng khác như giảm mỡ máu, trị đau bụng, chữa đầy bụng, lở ngứa, viêm gan… thì song song đó cũng tìm ẩn như nguy hại mà bạn cần nên biết.

Trong y học cổ truyền, vối vị đắng, chát, tính mát. Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, sát trùng, hạ khí, tiêu đờm. Lá và nụ vối từ lâu đã được nhân dân ta nấu nước để uống vừa thơm, vừa tiêu thực, kích thích tiêu hóa, tán thũng, chỉ huyết, sinh cơ.

Về hiện tượng mọi người uống nước vối khi đói bụng thường hay bị cồn cào là do nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng… vì tác dụng này nên uống khi đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng. Bởi vậy, ngoài tác dụng của nước vối, người dùng cần lượng thể trạng, sức khỏe để uống sao cho có hiệu quả nhất. Bởi vậy, ngoài tác dụng của nước vối, người dùng cần lượng thể trạng, sức khỏe để uống sao cho có hiệu quả nhất.

Việc dùng lá vối tươi có các tác nhân kháng viêm và kháng khuẩn rất mạnh có thể dẫn tới tình trạng hao huyết và tiêu diệt những vi khuẩn có lợi. Bất cứ loại thảo dược hay thuốc bổ nào thì việc lạm dụng cũng gây ra những hệ quả nhất định. Uống quá nhiều chè lá vối và nụ vối đôi khi còn gây rối loạn tiêu hóa.

Mặc dù khẳng định công dụng của lá vôi, nhưng lương y Hồng Minh cho rằng dùng lá và nụ vối sẽ hỗ trợ phần nào cho bệnh nhân gout nhưng không chữa hoàn toàn. Đó là bởi bệnh gout không chỉ do thực phẩm mà có thể vì nhiều nguyên nhân khác (như do gene, tiểu đường, tăng lipid máu…). Bởi thế, người bệnh không chỉ trông chờ vào lá vối mà cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

Trước đây khi nền y học hiện đại chưa phát triển, việc kiêng cữ trong thời kì mang thai hầu hết đều dựa theo kinh nghiệm mà không dựa trên những luận chứng y tế. Một số địa phương thì cho rằng uống nước vối tươi không tốt cho sức khỏe của bà bầu. Một số địa phương lại cho rằng, uống nước vối tươi rất hữu ích cho thai kì. Vậy đâu là quan niệm đúng?

Dựa trên những nghiên cứu và thí nghiệm của y học hiện đại, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng một số thành phần có trong lá vối tươi rất tốt cho sức khỏe nói chung và sức khỏe bà bầu nói riêng. Theo đó, mẹ bầu uống nước lá vối khi mang thai con sinh ra sẽ có làn da trắng hồng, mẹ có được vóc dáng đẹp sau sinh và nhiều ích khác đi kèm.

Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, trong lá và nụ vối có chứa một hàm lượng lớn chất tanin, khoáng chất, vitamin, tinh dầu và mùi hương rất dễ chịu. Đặc biệt, trong thực phẩm này còn chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. Nước vối tươi có những đặc trưng khá giống với nước chè xanh do đó đây là nguồn dinh dương và dược tính rất cần thiết đối với thai kì. Chính vì vậy các nhà khẳng định, trong thời gian mang bầu, các bà mẹ nên uống lá vối tươi với hàm lượng vừa phải để có một sức khỏe hoàn hảo. Những tác dụng của thể cuả nước lá vối tươi.

Mặc dù nước lá vối có tác dụng tốt nhưng theo các chuyên gia y tế thì bệnh nhân chỉ nên uống 1 ấm hoặc uống 1 cốc nước vối một ngày. Bởi vì, việc lạm dụng quá nhiều thứ nước thảo dược này sẽ gây rối loạn tiêu hóa, khiến bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, khi uống nước lá vối thì người bị huyết áp thấp nên uống sau khi ăn, nên pha loãng để đảm bảo sức khỏe. Hãy hãm lấy nước vối uống thay trà hàng ngày kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện, nghỉ ngơi khoa học để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất.

Hi vọng qua bài viết này các bạn đạ hiểu thêm về Tác dụng và tác hại của lá vối tươi là gì? để từ đó có thể sử dụng để phòng bệnh, chữa bệnh cho bản thân và người xung quanh nhé

Trước:
Sau:

Check Also

Cách làm trắng da mặt với sữa tươi không đường

Bạn muốn  da trắng , mịn màng thì hãy tận dụng một loại thực phẩm …

Bạn đang xem Tác dụng và tác hại của lá vối tươi là gì?