Viêm họng hạt có lây không nên kiêng ăn gì?

Viêm họng hạt có lây không nên kiêng ăn gì? có lẻ là câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc đang quan tâm mà nóng lòng chờ đợi giải đáp. Cũng như các bạn đã biết, viêm họng hạt là một bệnh viêm nhiễm mạn tính thường gặp và chủ yếu xảy ra ở người trưởng thành. Tuy nhiên, bệnh viêm họng hạt vẫn có thể chữa khỏi bằng cách dùng thuốc đúng và cũng có thể phòng tránh để hạn chế hoặc không mắc phải. Để giúp mọi người rõ được câu trả lời cũng như có thêm kiến thức về bệnh, sau đây bài viết xin chia sẻ đến bạn một số thông tin dưới đây, mời các bạn cùng ghé xem nhé!

Advertisements

369

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm họng hạt

Trong cơ thể con người, họng chính là nơi giao thoa giữa đường ăn, đường thở, giữa không khí, thức ăn và nước uống. Đó cũng chính là lý do khiến cho các bệnh lý về đường mũi họng dễ bị mắc phải khi mà họng chính là môi trường tạo điều kiện cho vi rút, vi khuẩn tấn công cơ thể một cách dễ dàng.

Viêm họng hạt mãn tính không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là nam giới, bệnh thường kéo dài và tái phát nhiều lần khiến cho các hạt ở cổ họng và hai bên họng to dần ra. Bệnh do vi rút, vi khuẩn hoặc vi nấm gây ra. Ban đầu, vi rút tấn công niêm mạc họng, phát triển và phá hủy tế bào niêm mạc họng, sau phát triển lên viêm họng hạt cấp tính và nếu như người bệnh không được phát hiện kịp thời và điều trị dứt điểm bệnh sẽ chuyển sang thể mãn tính và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Khác với các bệnh viêm họng thông thường, bệnh viêm họng hạt mãn tính thường không có mấy những triệu chứng điển hình dễ nhận biết mà chỉ là những biểu hiện chung chung đối với người bệnh như cảm giác ngứa tại cổ họng, hay là cảm giác vướng trong họng khi nuốt hay họng bị khô rát, khó chịu lâu ngày. Vì vậy, để có thể chẩn đoán được bệnh cần có sự thăm khám kỹ lưỡng của các bác sỹ nhằm tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh là do vi khuẩn nào, từ đó đưa ra được phương pháp điều trị hợp lý, điều trị dứt điểm bệnh.

Viêm họng hạt có thể lây không?

Nguyên nhân chính gây viêm họng là do virus hoặc vi khuẩn. Do vậy bệnh thường lây lan qua nước bọt, chảy dịch mũi. Viêm họng gây nên hiện tượng ho khan hoặc ho có đờm, sẽ khiến vi khuẩn, vi rút phát tán trong không khí. Nên bệnh rất dễ lây lan từ người này sang người khác. Khi người bình thường tiếp xúc với một số vật trung gian truyền bệnh như dùng chung thìa, đũa, cốc, bát… có thể bị lây bệnh.

Biện pháp cơ bản nhất là bạn cần tránh tiếp xúc với những loại virus, vi khuẩn.

  • Trong gia đình có người bị viêm họng, viêm họng mủ không nên dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người bệnh như cốc, chén, bát, đũa, đĩa…
  • Cần rửa tay bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và khi tiếp xúc với bệnh nhân
  • Hàng ngày cần súc miệng và họng bằng dung dịch nước muối tự pha hoặc dung dịch súc miệng ở hiệu thuốc
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để phòng bệnh đường hô hấp tên như viêm mũi dị ứng, viêm xoang.
  • Bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể đặc biệt là vitamin C để tăng sức đề kháng.

Vậy khi bị viêm họng hạt nên kiêng ăn gì?

Khi bị viêm họng nên tránh ăn thức ăn có thể gây kích ứng cổ họng, làm tăng tình trạng viêm đau nơi cổ họng như những thức ăn cứng, giòn như khoai tây chiên, bánh mì sandwich bơ nướng. Cũng không nên ăn các loại thực phẩm khô có góc cạnh như bánh quy. Không ăn các loại hạt, thức ăn chiên xào, hay các loại thực phẩm nhiều gia vị.

Tránh ăn những thực phẩm có thể gây dị ứng cổ họng như: sô cô la, nho khô, đậu phộng vì thành phần arginin trong các món này có tác dụng hỗ trợ cho siêu vi, hoặc thức ăn quá nóng sẽ khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi bị đau họng, không nên ăn rau sống mà hãy dùng sau khi nấu chín rau. Chia nhỏ bữa ăn, nên ăn từng miếng nhỏ. Nấu thức ăn cho thật mềm, để nguội rồi mới ăn

Tránh uống các loại nước ngọt có gas, tuyệt đối không sử dụng rượu và cafein vì cả hai chất này đều gây kích ứng khiến cổ họng đau hơn.

Tránh uống những loại nước có nhiệt độ nóng và những thức uống có axit như nước ép cà chua, bưởi, chanh, cam vì sẽ gây rát cổ. Uống nước canh thịt hoặc loại có vị mặn của muối sẽ giúp giảm bớt cơn đau họng. Chọn loại nước ép có chất dinh dưỡng như nước ép rau củ quả, không nên sử dụng các loại nước ngọt có gas vì nó có thể làm giảm khả năng miễn dịch.

Và có một điều cần lưu ý đối với người có thói quen súc miệng hay ngậm kẹo thuốc thường xuyên, ngay cả khi không viêm họng. Thuốc súc miệng, kẹo thuốc tuy có tác dụng nhất thời nhưng nếu lạm dụng thì sau đó lại là nguyên nhân làm khô niêm mạc vùng cổ họng.

Thực phẩm nên ăn khi bị viêm họng hạt

Thức ăn mềm:

  • Khi bị viêm họng nên ăn các loại thức ăn mềm, các đồ ăn ở dạng lỏng có tác dụng làm giảm kích thích niêm mạc hỏng giúp giảm ho và đau họng.
  • Các loại cháo và soup là lựa chọn thích hợp cho bệnh nhân viêm họng, đau họng. Các chuyên gia dinh dưỡng nói rằng ăn soup gà (loại bỏ da) có tác dụng làm giảm các tế bào gây viêm.

Gừng:

  • Là một trong những thực phẩm tốt cho bệnh viêm họng, cho 2 thìa gừng thái chỉ vào một chén nước sôi, để khoảng 10 phút và dùng khi bị viêm họng. Viêm họng do cảm lạnh, thì nên sử dụng phương pháp này
  • Khi tình trạng viêm họng hạt kèm theo đau rát có thể ăn một số thực phẩm lạnh như: kem, sữa chua để làm dịu cơn đau.

Bổ sung nhiều dưỡng chất:

  • Trong vitamin C có chữa chất chống các loại viruts. Nó giúp ngăn ngừa sự phát triển của virut gây viêm họng và viêm amidan có khả năng đào thải các virut đó ra khỏi cơ thể.Vitamin E kích thích hệ miễn dịch chống lại sự lão hóa ở những người nhiều tuổi, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại sự phát triển của virut gây bệnh viêm họng.
  • Những loại trái cây giàu Vitamin C bao gồm cam, dứa, dâu tây, dưa hấu và đu đủ và có tác dụng giảm cảm giác đau rát họng. Những loại quả chứa nhiều vitamin E như đào, mâm xôi, cà chua rất tốt cho sức khỏe.

Mật ong:

  • Được cho là một lựa chọn tốt cho người bị bệnh viêm họng hạt, bởi nó có tác dụng làm dịu các mô bị kích thích, giảm những cơn ho.
  • Người bị viêm họng có thể cho một thìa cà phê nhỏ mật ong vào họng ngậm khoảng 3-5 phút, hòa một chút mật ong với nước ấm để uống, hoặc hấp cách thủy mật ong với quất và lá húng chanh để ngậm hàng ngày.

Uống nhiều nước:

  • Có tác dụng làm dịu cổ họng bị đau.
  • Bởi nước và các chất lỏng có tác dụng giúp và giữ cổ họng của bạn được bôi trơn và ẩm ướt nên có thể nuốt dễ dàng hơn.

Hi vọng với những thông tin trên giúp mọi người giải đáp được thắc mắc Viêm họng hạt có lây không nên kiêng ăn gì? , đồng thời hiểu rõ hơn về bệnh viêm họng hạt để có cách phòng tránh bệnh tốt nhất.

Trước:
Sau:

Check Also

Cơ chế bệnh sinh của tiểu đường type 2 là gì? Đối tượng mắc bệnh

Advertisements Báo cáo của Bệnh viện Nội tiết Trung ương tại lễ mít-tinh hưởng ứng …

Bạn đang xem Viêm họng hạt có lây không nên kiêng ăn gì?