Advertisements
Bướu cổ nhỏ sẽ không gây ảnh hưởng hoặc mất thẩm mỹ nên người bệnh không chú ý nhưng nếu bướu cổ lớn sẽ gây chèn ép, khó thở, khó nuốt, khàn tiếng, ho,… gây mệt mỏi, cản trở sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bạn nên theo dõi và điều trị sớm để mang lại hiệu quả cho sức khỏe. Vậy các cách trị bướu cổ tại nhà có hiệu quả không? Có nên điều trị bướu cổ tại nhà không?
Bệnh bướu cổ là gì?
Bướu cổ (hay còn gọi là bướu giáp) là tình trạng tăng trọng lượng tuyến giáp, bệnh bao gồm bướu cổ đơn thuần, bướu cổ đơn nhân và bướu cổ đa nhân. Bướu cổ có thể làm thay đổi chức năng tuyến giáp như cường giáp, suy giáp hoặc bình giáp. Được xếp thành 3 nhóm lành tính, ung thư và rối loạn chức năng tuyến giáp. (1)
Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ
Nguyên nhân chính gây bướu cổ thường liên quan đến vấn đề về chức năng giáp và sản xuất hormone. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Thiếu iốt: là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh bướu cổ, ở tình trạng bình thường tuyến giáp sẽ thu nhận iốt trong cơ thể từ nguồn dinh dưỡng hằng ngày, Vì một lý do nào đó, tuyến giáp không nhận đủ lượng iốt, nó sẽ giảm sinh hormon tuyến giáp. Cơ thể sẽ bù cho việc thiếu hụt này bằng cách tuyến giáp sẽ tăng thêm kích thước để sản xuất thêm hormon, tuyến giáp sẽ to ra gây bệnh bướu cổ.
- Bệnh Graves: Một bệnh tự miễn nằm trong đó hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp, khiến nó phát triển lớn hơn. Bệnh Graves cũng gây ra bệnh cường giáp, cần điều trị.
- Mang thai: Hormone Gonadotropin thường sản xuất nhiều hơn trong thời kỳ mang thai của phụ nữ, dẫn đến tuyến giáp phì ra.
- Dùng thuốc và chế độ ăn uống: Một số loại thuốc như thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa thành phần iốt như thuốc trị hen, thấp khớp, thuốc cản quang, muối Lithium (dùng trong chuyên khoa tâm thần),…
- Phụ nữ trên 40 tuổi trong giai đoạn tiền mãn kinh tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ cao hơn so với nam giới hoặc những người phụ nữ dưới 40 tuổi.
Dấu hiệu bệnh bướu cổ
Nếu bạn có những dấu hiệu sau rất có thể đã mắc bệnh bướu cổ:
- Ho khan nhưng không tìm ra nguyên nhân.
- Có cảm giác nghẹn ở cổ họng.
- Khàn tiếng.
- Khó chịu hoặc đau khi nuốt.
- Tâm trạng bồi hồi, căng thẳng.
- Khi nuốt có cảm giác đau, khó khăn.
- Có thể nhìn thấy vết sưng ở phần dưới cổ của bạn.
- Giảm cân hoặc tăng cân đột ngột không rõ lý do.
- Khó thở.
- Mặt sưng húp.
Hướng dẫn cách kiểm tra bướu cổ tại nhà
Bạn có thể hoàn toàn kiểm tra bướu cổ tại nhà bằng các bước vô cùng đơn giản như:
- Bước 1: Đứng trước gương quan sát cổ hoặc nếu dùng gương cầm tay hướng vào phần trước và dưới cổ (quan sát ở giữa vùng dưới cổ, phía trên xương đòn, dưới thanh quản).
- Bước 2: Ngửa cổ ra sau, hướng cằm về phía trần nhà.
- Bước 3: Uống 1 ngụm nước nhỏ và nuốt xuống. Việc này khiến khí quản di chuyển lên phía trên, giúp bạn nhận ra hình dạng tuyến giáp rõ ràng và nếu có các dấu hiệu bất thường sẽ giúp bạn phát hiện ngay.
- Bước 4: Nuốt nước đã uống, đồng thời quan sát và tìm sự bất thường như sưng to, cục u, sự lồi ra trong quá trình nuốt nước.
- Bước 5: Nhẹ nhàng sờ vào tuyến giáp để cảm nhận sự bất thường hoặc cục bướu ở phần dưới cổ (yết hầu đối với nam).
- Bước 6: Nếu bạn phát hiện thấy vùng cổ có dấu hiệu bất thường, hãy đến bệnh viện để được khám kịp thời.
Các phương pháp điều trị bướu cổ tại nhà.
Trong dân gian thường áp dụng những cách trị bướu cổ tại nhà, tuy nhiên các phương pháp này chỉ hỗ trợ cho quá trình khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
1. Bổ sung i-ốt cho cơ thể
Bổ sung các loại thực phẩm giàu i-ốt trong chế độ ăn hàng ngày như: khoai tây nướng, hải sản, muối i-ốt, cá tuyết, cá ngừ, trứng, tôm, sữa chua, đậu xanh,… (2)
Ngoài ra, việc bổ sung i-ốt rất quan trọng hơn đối với những người ăn chay vì i-ốt đóng vai trò khôi phục lại sự cân bằng i-ốt trong cơ thể và giúp tuyến giáp của bạn trở nên khỏe mạnh hơn.
2. Cải xoong
Cải xoong (xà lách xoong) một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh, sống lâu năm và phát triển rất nhanh, bắt nguồn từ châu Âu tới Trung Á, được con người sử dụng làm thực phẩm từ rất lâu đời.
Cải xoong chứa một lượng đáng kể sắt, calci, vitamin cần thiết và chứa hàm lượng i-ốt cao. Ngoài ra, cải xoong có chứa lưu huỳnh, các chất dinh dưỡng và những chất chống oxy hóa, rất có lợi trong việc bảo vệ tuyến giáp.
Người bệnh có thể chế biến cải xoong thành các món xào, canh, salad,… vừa mang lại giá trị dinh dưỡng cao vừa giúp bảo vệ tuyến giáp hiệu quả.
3. Lá cây bồ công anh
Cây bồ công anh (diếp hoang, rau bồ cóc, mũi mác, rau lưỡi cày) tên khoa học Lactuca indica, thuộc họ cúc Asteraceae. Lá cây bồ công anh có tác dụng làm giảm sưng và cảm giác khó chịu mà bướu cổ gây ra.
4. Trà xanh rất tốt cho người bị bướu cổ
Trà xanh được biết đến là cách trị bướu cổ tại nhà mang lại kết quả khả quan, các chất chống oxy hóa có lợi và florua tự nhiên giúp hỗ trợ chức năng của tuyến giáp. Chất florua trong trà giúp tuyến giáp hoạt động tốt hơn. (3)
Bạn nên đun sôi một cốc nước và đặt túi trà xanh vào đó trong vài phút. Lấy túi trà ra, có thể thêm mật ong để tăng hương vị. Uống từ 2 đến 3 ly mỗi ngày.
Có nên tự điều trị bướu cổ tại nhà bằng phương pháp dân gian không?
Người bệnh không nên tự điều trị bướu cổ tại nhà bằng phương pháp dân gian, bệnh tuy không nguy hiểm trực tiếp nhưng lại rất dễ dẫn đến ung thư tuyến giáp, rối loạn hormon nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để an toàn, người bệnh nên khám và theo dõi của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà bằng phương pháp dân gian trôi nổi hay thực phẩm chức năng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nếu bướu cổ ác tính không được chẩn đoán và điều trị sớm, giai đoạn trễ khối u sẽ to, trở nên cứng, không di động sẽ gây chèn ép khiến người bệnh bị khàn tiếng, da cổ sẫm màu, khó nuốt, khó thở, thậm chí di căn, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Vì vậy, nếu có những dấu hiệu bất thường do bướu cổ gây ra bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những chuyển biến gây hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Các phương pháp điều trị bướu cổ hiện đại
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bướu cổ hiện đại:
1. Phương pháp phẫu thuật
Tùy thuộc vào bệnh lý, giai đoạn, đáp ứng với điều trị nội khoa hay không mà bác sĩ có chỉ định phẫu thuật nào như cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp cho các bệnh bướu cổ như nhân ác tính gây ung thư, bệnh basedow, bướu đa nhân…
Sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được theo dõi, nếu có suy giáp sẽ dùng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp.
2. Phương pháp điều trị bướu cổ bằng sóng cao tần RFA
Cắt đốt bướu cổ bằng sóng cao tần RFA là một phương pháp xâm lấn tối thiểu, hiệu quả cao và an toàn cho người bệnh có bướu cổ lành tính, nhân nhỏ và không muốn để lại sẹo mổ vùng cổ.
3. Điều trị nội khoa
Nếu nguyên nhân gây ra bướu cổ do tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp), bác sĩ nội tiết có thể sẽ kê đơn thuốc levothyroxine (Levothyrox, Berlthyrox) hoặc methimazole (Thyrozol), propylthiouracil khi bướu cổ là cường giáp.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc corticosteroid hoặc aspirin trong một số trường hợp viêm tuyến giáp gây đau đớn cho người bệnh.
4. Phương pháp xạ trị
Phương pháp xạ trị (phóng xạ i-ốt), bác sĩ sẽ cho bệnh uống iốt phóng xạ, sau đó iốt sẽ theo máu đến tuyến giáp để phá hủy tế bào.
Phương pháp này mang hiệu quả khoảng 90% cho trường hợp điều trị của người bệnh, trong đó 50% – 60% người bệnh giảm kích thước bướu cổ chỉ sau từ 12-18 tháng.
Ngoài ra, khi điều trị bằng phương pháp này có thể khiến tuyến giáp hoạt động kém, người bệnh sẽ được bổ sung hormon giáp.
Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh liên quan nội tiết, đái tháo đường. Ngoài ra, bệnh viện luôn đầu tư các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến từ các nước Âu – Mỹ, giúp quá trình khám chữa bệnh luôn chính xác và đạt hiệu quả cao. Người bệnh được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế khi đến khám, dễ dàng chọn bác sĩ khám, điều trị.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bài viết trên phần nào cung cấp kiến thức về cách điều trị bướu cổ tại nhà hiệu quả cho người bệnh. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp tối ưu tuyệt đối, nếu bướu cổ của bạn có những dấu hiệu nào bất thường, cách tốt nhất bạn nên đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ thăm khám và đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Source link