Advertisements
Tuyến giáp sản sinh ra các loại hormon rất quan trọng đối với cơ thể trong việc điều khiển thân nhiệt, điều hòa nhịp tim, duy trì cân nặng, sự trao đổi chất và quá trình sản xuất năng lượng. Do đó, nếu tuyến giáp bị suy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Vậy suy giáp kiêng ăn gì? Nên ăn gì? Là câu hỏi của nhiều người cần được giải đáp.
Tầm quan trọng của chế độ ăn đối với bệnh nhân suy giáp
Chế độ ăn uống có thể tác động đáng kể đến các triệu chứng của suy giáp. Một số loại thực phẩm có thể cải thiện các triệu chứng, trong khi những thức ăn khác có thể làm bệnh nặng thêm hay cản trở sự hấp thu của thuốc. Sau đây là một số gợi ý về chế độ ăn tốt cho người bị suy giáp.
Người bị suy giáp kiêng ăn gì?
1. Thực phẩm chứa Goitrogen
Goitrogen là hợp chất có thể gây ảnh hưởng xấu tới chức năng hoạt động của tuyến giáp.
Các loại thực phẩm chứa goitrogens như:
- Chế phẩm từ đậu nành: như đậu hũ, sữa đậu nành…, có chứa goitrogen gây cản trở quá trình hấp thu iốt của tuyến giáp, ngoài ra đậu nành còn có phytoestrogen gọi là isoflavone (nội tiết tố nữ) gây ức chế enzyme Peroxidase là enzyme giúp tổng hợp hormon giáp. Do đó, ăn nhiều đậu nành có thể làm tăng nguy cơ suy giáp hoặc đang điều trị hormon tuyến giáp sẽ phải dùng liều cao hơn.
- Một số loại rau cải: như su hào, củ cải trắng, súp lơ, cải xoăn… có thể cản trở quá trình sản xuất hormon tuyến giáp, đặc biệt ở người thiếu iốt. Tuy nhiên quá trình nấu chín sẽ phá vỡ enzyme myrosinase giúp giảm goitrogen vì vậy người bệnh suy giáp nên dùng thực phẩm này khi đã nấu chín.
2. Thực phẩm chứa gluten
Gluten loại protein tìm thấy trong các thực phẩm chế biến sẵn từ lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen. Glutin có thể gây kích thích niêm mạc ruột non và có thể cản trở sự hấp thu các loại thuốc thay thế hormon tuyến giáp. Trong chế độ ăn người bệnh nên chọn thực phẩm chứa gluten loại còn nguyên cám vì có chất xơ và dinh dưỡng khác giúp người bệnh suy giáp có thể cải thiện bất thường ở ruột.
3. Thực phẩm nhiều chất béo
Thực phẩm chứa nhiều chất béo làm gián đoạn khả năng hấp thụ thuốc điều trị suy giáp và cản trở quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Do đó, người bệnh suy giáp không nên ăn những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ như chiên rán, bơ thực vật, mỡ động vật.
4. Thực phẩm nhiều calo
Bệnh suy giáp khiến quá trình trao đổi chất chậm lại nên gặp khó khăn trong việc đốt cháy năng lượng từ đường dư thừa mà người bệnh hấp thu qua các loại kẹo và bánh ngọt, nước ngọt,…. Hậu quả, người bệnh dễ tăng cân, gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
5. Thực phẩm chế biến sẵn
Đồ ăn chế biến sẵn như đồ hộp, đồ đông lạnh, thức ăn nhanh chứa nhiều muối và chất phụ gia làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, giảm sản xuất thyroxin và mất tác dụng của thuốc điều trị.
6. Không ăn quá nhiều chất xơ
Ăn đủ chất xơ là tốt cho sức khoẻ nhưng quá nhiều chất xơ có thể làm phức tạp thêm quá trình điều trị.
7. Thức uống gây kích thích
Thực phẩm, đồ uống có chứa caffeine như: trà, soda, cà phê, socola,… có thể ngăn chặn hấp thu thuốc thay thế hormon tuyến giáp. Nếu bạn có thói quen uống cà phê buổi sáng, bạn nên uống thuốc với nước lọc, sau uống thuốc ít nhất 30 phút mới được uống cà phê.
Bên cạnh đó, rượu, các loại thực phẩm cồn có thể phá hủy lượng hormon tuyến giáp trong cơ thể và khả năng sản xuất ra hormon của tuyến giáp, ảnh hưởng độc hại lên tuyến giáp và ngăn khả năng sử dụng hormon tuyến giáp của cơ thể. Do đó, người bệnh suy giáp nên bỏ rượu.
Người bị suy giáp nên ăn gì?
Người bệnh suy giáp bị thiếu hormon tuyến giáp nên ăn những thực phẩm giúp hormon này được tổng hợp nhiều như iốt, selen, kẽm và tyrosine. (1)
1. Thực phẩm giàu iốt
Iốt cần thiết cho tổng hợp hormon giáp, chất này có thể bổ sung bằng cách thêm muối iốt để chế biến thức ăn hoặc sử dụng thực phẩm giàu iốt.
- Cá và hải sản: Trong các thực phẩm này có hàm lượng iốt lớn như cá tuyết 85g chứa 185g iốt, cua 100g chứa 26-50g iốt…, do đó, bạn nên sử dụng 225-280g hải sản mỗi tuần. Ngoài ra hải sản còn là một trong những loại thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng như: canxi, protein, chất béo không no (omega 3).
- Rong biển: Đây là thực phẩm chứa nhiều iốt tự nhiên nhất, trong 100g chứa tới 1-1,8g iốt. Người bệnh suy giáp không nên bổ sung quá 100g mỗi ngày, không ăn cùng một lúc mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ.
- Trứng: Trong một quả trứng có chứa 26g iốt, người bị suy giáp không nên ăn quá 2 trứng mỗi ngày, thay vào đó là ăn 3 trứng mỗi tuần để tốt cho sức khỏe.
- Sữa chua và các loại sữa: Sữa chua chứa nhiều iốt, vitamin D rất cần thiết cho tuyến giáp. Tuy nhiên, bạn lựa chọn sữa chua và các loại sữa ít đường và ít chất béo, điều này tốt hơn cho người suy giáp.
Liều lượng bổ sung iốt: trung bình 100-300g/ngày.
2. Thực phẩm giàu Selen
Selen là một khoáng chất cần thiết để sản xuất hormon giáp và giúp tránh những tác hại đến tế bào giáp. Các thực phẩm giàu selen gồm có:
- Các loại hạt chứa hàm lượng selen cao: Hạnh nhân, hạt lanh, hạt óc chó,… chứa rất nhiều selen, omega-3, chất xơ, vitamin E có lợi cho người đang điều trị tuyến giáp. Có thể ăn 6-8 hạt/lần, 2-3 lần/tuần.
- Cá hồi: có chứa selen và omega-3, có thể bổ sung hàng ngày.
- Cháo bột yến mạch: có thể sử dụng thường xuyên.
- Bánh mì nguyên cám: được xem là một trong những loại bánh mì tốt cho sức khỏe.
Liều lượng bổ sung selen: trung bình 60-70g/ngày.
3. Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm rất quan trọng với chuyển hóa hormon tuyến giáp. Các thực phẩm giàu kẽm:
- Hàu và các động vật có vỏ: chỉ nên ăn 2 con hàu/ngày.
- Thịt bò: có thể bổ sung 100g/ngày.
- Thịt gà: có thể bổ sung 200g/ngày.
Liều lượng kẽm: nên bổ sung 40g/ngày. Nếu dư thừa dẫn đến tình trạng ngộ độc kẽm có các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng…
4. Thực phẩm giàu Tyrosine
Tyrosine là một trong những acid amin thúc đẩy quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp. Bao gồm các thực phẩm sau:
- Cá ngừ giàu tyrosine: trong 100g cá ngừ chứa đến 789mg tyrosine.
Liều lượng cần bổ sung: 100-150mg/kg. Nếu sử dụng quá nhiều có thể gây rối loạn tiêu hoá.
5. Rau lá xanh
Những loại thực phẩm từ rau lá xanh như rau mồng tơi, rau diếp cá, rau muống,… chứa nhiều magie, khoáng chất, cung cấp dưỡng chất thiết yếu thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
6. Trái cây
Trái cây như cam, chuối, cà chua,… rất giàu khoáng chất, enzyme vitamin và chất chống oxy hóa rất cần thiết giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy, người bệnh có thể bổ sung trái cây trong bữa ăn hàng ngày hoặc có thể ép, sinh tố để sử dụng.
7. Bổ sung Vitamin D3
Vitamin D3 là một trong những loại vitamin được đánh giá rất tốt cho những người mắc bệnh suy giáp, đồng thời vitamin D3 có tác dụng giống như một kháng thể tự nhiên chống lại tình trạng viêm tuyến giáp hiệu quả.
Các loại thực phẩm có chứa vitamin D3 bao gồm: gan bò, cá thu, cá mòi,…
>>>Xem thêm: Suy giáp sau phẫu thuật là gì? Nguyên nhân và triệu chứng
Người bị suy giáp cần lưu ý gì trong khẩu phần ăn hàng ngày?
Người bị suy giáp nên bổ sung nhiều rau, trái cây và thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày theo chỉ định từ bác sĩ, cần bổ sung các loại thực phẩm có lượng calorie thấp, giúp ngừa tăng cân. Đồng thời, bạn nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa muối i-ốt và các chất cần thiết từ kẽm.
Bên cạnh đó, người bệnh suy giáp nên hạn chế những đồ uống có cồn, nhiều đường, nhiều calo,… không tốt cho sức khỏe.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Suy giáp kiêng ăn gì? Nên ăn gì? Đã được giải đáp thông qua bài viết mà chúng tôi vừa cung cấp, hy vọng sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho quý độc giả, đặc biệt những người bị suy giáp, đang thắc với câu hỏi suy giáp kiêng ăn gì.
Source link