Tiểu đường tuýp 1 nên ăn gì, kiêng gì tốt cho sức khỏe?

Advertisements

Nhiều người nghĩ rằng những bữa ăn của người bệnh tiểu đường rất nhàm chán bởi phải kiêng khem nhiều thứ. Tuy nhiên, có rất nhiều loại thực phẩm giàu dưỡng chất và phù hợp với chế độ ăn cho người tiểu đường, giúp bữa ăn phong phú. Dưới đây là các thông tin người bệnh tiểu đường tuýp 1 nên ăn gì, kiêng gì do BS.CKI Phan Thị Thùy Dung, Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, chia sẻ. 

Tiểu đường tuýp 1 nên ăn gì, kiêng gì

Tầm quan trọng của dinh dưỡng với bệnh tiểu đường tuýp 1

Tất cả thực phẩm đều có thể tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh là một trong những mục tiêu bắt buộc trong quá trình điều trị tiểu đường. Ăn uống đúng cách không chỉ giúp người bệnh kiểm soát lượng đường trong máu mà còn hỗ trợ duy trì sức khỏe ổn định, hạn chế các bệnh chuyển hóa khác và duy trì vóc dáng cân đối.

Dưới đây là các nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn dành cho người tiểu đường:

  • Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất lượng.
  • Không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn.
  • Duy trì hoạt động thể lực bình thường.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Không thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng bữa ăn.
  • Đơn giản, không quá đắt tiền.
  • Phù hợp với tập quán địa phương, dân tộc.

Tiểu đường tuýp 1 nên ăn gì?

Người bệnh tiểu đường tuýp 1 nên ăn gì? Yêu cầu đầu tiên là ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm chất với tỉ lệ: chất bột đường chiếm 50% – 55% tổng năng lượng, chất béo chiếm 20% – 30% và 15% – 20% còn lại là chất đạm. Cụ thể:

banner khai trương phòng khám đa khoa tâm anh quận 7 mb

1. Chất bột đường (Glucid)

  • Thực phẩm nên lựa chọn:
    • Ngũ cốc và thực phẩm chế biến từ ngũ cốc: gạo, gạo lứt, bún, phở, bánh mì trắng, bánh mì đen…
    • Các loại củ và ngũ cốc khác: khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn, bắp…
    • Trái cây: táo, chuối, lê, nho, mận…
    • Các loại đậu.
  • Nhu cầu tối thiểu: 130g glucid/ngày.

2. Chất béo (Lipid)

  • Thực phẩm nên lựa chọn:
    • Chọn thực phẩm có ít chất béo bão hòa như: mỡ cá, đậu phộng, vừng…
    • Chọn các loại dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật: dầu đậu nành, dầu hướng dương…
  • Nhu cầu: 25% – 30% tổng năng lượng, trong đó:
    • Chất béo bão hòa (có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, như: lòng đỏ trứng gà, thịt mỡ, bơ, sữa…) nên dưới 10% tổng năng lượng.
    • Cholesterol nên dưới 300mg/ngày.

3. Chất đạm (Protein)

  • Thực phẩm nên lựa chọn:
    • Các loại cá và thủy hải sản như: tôm, cua, ốc, hến…
    • Các loại thịt bò, thịt heo nạc.
    • Thịt gia cầm (gà, vịt), hạn chế ăn da.
    • Ăn 2 – 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng đỏ và lòng trắng.
  • Nhu cầu:
    • Chất đạm chiếm 15% – 20% tổng năng lượng.
    • Khuyến cáo mức cung cấp protein là 1g – 1,2g/kg cân nặng/ngày với người bệnh tiểu đường không suy thận.
    • Với người bệnh có biến chứng thận, khuyến cáo mức protein là 0,8g/kg cân nặng/ngày. Tùy từng giai đoạn suy thận, mức protein sẽ được điều chỉnh nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng axit amin cần thiết cho cơ thể nhưng không làm nặng thêm tình trạng suy thận.

4. Vi chất dinh dưỡng

Vi chất dinh dưỡng bao gồm các loại vitamin và khoáng chất, có trong các loại rau và trái cây. Người bệnh tiểu đường cần được cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng như người bình thường. Nên ưu tiên các loại vi chất bổ sung tự nhiên qua đường ăn uống.

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin chính. Người bệnh tiểu đường nên lưu ý một số điều sau khi lựa chọn trái cây:

  • Nên ăn trái cây nguyên múi, nguyên miếng, không nên ép nước trái cây.
  • Chọn những trái cây có mức đường huyết thấp: ổi, lê, táo, cam.
  • Ăn vừa phải các loại trái cây có mức đường huyết trung bình: chuối, đu đủ.

5. Chất xơ

Chất xơ có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa, nhờ đó mà đường được giải phóng vào máu từ từ, không gây tăng đường huyết đột ngột. Ngoài ra, chất xơ còn giúp giảm hấp thu cholesterol, chống xơ vữa động mạch, điều hòa nhu động ruột, giảm táo bón và giảm nguy cơ ung thư trực tràng, đường ruột. Người bệnh tiểu đường tuýp 1 nên ăn khoảng 20g – 30g chất xơ/ngày, bao gồm rau xanh, ngũ cốc và trái cây.

Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh, trái cây
Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo một số loại thực phẩm giàu protein, chất béo lành mạnh, vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho người bệnh tiểu đường: (1)

  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, hạt diêm mạch, lúa mạch…) và các loại đậu (đậu thận, đậu gà, đậu đen…): giàu chất bột đường, vitamin và khoáng chất như magie, vitamin B, crom, sắt và folate. Đây cũng là nguồn chất xơ dồi dào.
  • Cá (cá trích, cá mòi, cá thu, cá hồi và cá ngừ albacore): chứa nhiều axit béo omega-3 giúp người bệnh tiểu đường giảm nguy cơ mắc bệnh tim và hạn chế phản ứng viêm trong cơ thể. Theo Tiêu chuẩn chăm sóc y tế của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, người bệnh nên ăn cá (ưu tiên cá thu, cá hồi, cá mòi, cá ngừ) 2 lần/tuần.
  • Rau lá xanh đậm: rau chân vịt, cải rổ và cải xoăn… chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E và K, sắt, canxi và kali, đồng thời ít calo và carbohydrate.
  • Trái cây họ cam quýt (bưởi, cam, chanh…) bổ sung chất xơ, vitamin C, folate và kali. Các loại quả mọng (việt quất, dâu tây, mâm xôi…) nổi bật với hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Trái bơ, quả hạch rất giàu chất béo lành mạnh.

Tiểu đường tuýp 1 nên kiêng gì?

Để trả lời thắc mắc người bệnh tiểu đường tuýp 1 kiêng ăn gì, dưới đây là một số lưu ý cho người bệnh:

  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh như: thực phẩm chứa đường hấp thụ nhanh (glucose, fructose), mật ong, bánh mì, khoai lang nướng…
  • Hạn chế các thức ăn chứa nhiều đường như: bánh kẹo ngọt, mứt sấy khô; trái cây ngọt như sầu riêng, nho, mít, đu đủ, xoài…
  • Hạn chế trái cây có mức tăng đường huyết nhanh: vải, nhãn, dưa hấu…
  • Tránh ăn thịt mỡ, nội tạng động vật, dầu cọ, dầu dừa, các thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ… và không nên tái sử dụng dầu ăn đã qua sử dụng ở nhiệt độ cao.
  • Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối như: dưa muối, cà muối, mì tôm, xúc xích…
  • Không nên ăn trái cây quá 20% mức năng lượng hàng ngày, vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển hóa chất béo, chất bột đường.
  • Nên ăn nhạt, sử dụng dưới 5g muối/ngày.
  • Hạn chế cho thêm nước mắm, gia vị khi ăn uống.
  • Hạn chế uống rượu bia, nước ngọt có ga, chỉ nên uống nước ngọt không đường.

Phân bố bữa ăn của người tiểu đường tuýp 1

Người bệnh tiểu đường tuýp 1 nên đảm bảo ăn đủ các bữa chính trong ngày để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, có thể dùng thêm 2 – 3 bữa phụ hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa hạ đường huyết. Nên tạo thói quen duy trì bữa ăn vào thời điểm giống nhau mỗi ngày.

Đo lường lượng thức ăn phù hợp kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ có thể kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu, giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường, như: biến chứng thần kinh, biến chứng ở thận…

Người bệnh tiểu đường nên ăn đủ các bữa chính
Người bệnh tiểu đường nên ăn đủ các bữa chính để duy trì lượng đường trong máu ổn định.

Gợi ý thực đơn cho người bệnh tiểu đường tuýp 1

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ gợi ý người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn các loại thực phẩm như:

1. Bữa sáng

Các món phở, bún, mì, bánh mì, salad trái cây, sữa chua, bánh mì nguyên cám, yến mạch…

2. Bữa trưa

Cân bằng các loại thực phẩm chứa chất bột đường, protein, lipid và chất xơ như: cá, thịt, các loại đậu và rau củ, trái cây…

3. Bữa tối

Tương tự như bữa trưa, bữa tối của người bệnh tiểu đường có thể gồm các món chế biến từ hải sản, các loại cá, thịt gia cầm bỏ da, rau xanh, trái cây…

>>>Có thể bạn chưa biết: Tiểu đường tuýp 1 có di truyền không?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 ăn đồ ăn nhẹ được không?

Có. Người bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể ăn nhẹ các loại thực phẩm ít đường, ít chất béo như trái cây, salad… phù hợp với tỉ lệ các chất dinh dưỡng được liệt kê ở mục trên.

Sữa chua là một trong những món ăn nhẹ trong danh sách người bệnh tiểu đường tuýp 1 nên ăn gì, được Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến khích. Sữa chua chứa nhiều canxi, vitamin D, giúp xương và răng chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Lưu ý, người bệnh tiểu đường nên lựa chọn loại sữa chua ít béo và không chứa đường.

tư vấn cho khách hàng về chế độ dinh dưỡng của bệnh tiểu đường
Bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM tư vấn cho khách hàng về chế độ dinh dưỡng của bệnh tiểu đường.

Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là đơn vị chuyên khoa, chuyên tiếp nhận khám, tầm soát, tư vấn và điều trị các trường hợp đái tháo đường, đái tháo nhạt, bệnh rối loạn nội tiết tố liên quan tuyến yên, bệnh tuyến giáp…

Khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ và chuyên gia giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống thiết bị hiện đại, đồng bộ giúp nâng cao hiệu quả chẩn đoán chính xác, đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, đi kèm dịch vụ chăm sóc y tế chuyên nghiệp, tận tâm, giúp người bệnh an tâm trong suốt quá trình điều trị.

Tiểu đường tuýp 1 nên ăn gì, kiêng gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Hy vọng những thông tin trên đã giúp người bệnh và gia đình xây dựng được chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng giữa tình trạng bệnh và sở thích ăn uống, giúp người bệnh ổn định sức khỏe và duy trì niềm yêu thích ẩm thực.


Source link

Trước:
Sau:

Check Also

Tiểu đường tuýp 1 có di truyền không? Đối tượng và yếu tố nguy cơ

Advertisements “Tiểu đường tuýp 1 có di truyền không?” không chỉ là thắc mắc của …

Bạn đang xem Tiểu đường tuýp 1 nên ăn gì, kiêng gì tốt cho sức khỏe?