Bị u tuyến giáp kiêng ăn gì, nên ăn gì để giảm biến chứng?

Advertisements

Bị u tuyến giáp kiêng ăn gì để tốt cho hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, góp phần hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị bệnh? Người bị u tuyến giáp kiêng ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâm.

u tuyến giáp kiêng ăn gì

U tuyến giáp là những khối có kết cấu đặc hoặc lỏng trong nhu mô tuyến giáp. Hầu hết các trường hợp u tuyến giáp đều lành tính, khi đó bệnh thường không gây ra các triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể sẽ gặp khó khăn nhất định trong hoạt động nuốt và thở do khối u chèn ép, cần được can thiệp điều trị sớm để ngăn khối u tiến triển. Ngoài ra, người bệnh cũng cần quan tâm đến vấn đề u tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì nhằm hỗ trợ quá trình điều trị.

U tuyến giáp kiêng ăn gì?

U tuyến giáp kiêng ăn gì hay hạn chế ăn gì để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh? Nguyên tắc dinh dưỡng sẽ tùy thuộc vào các yếu tố như tình trạng sức khỏe, u lành hay ác tính, giai đoạn điều trị… Điều quan trọng là cần tập trung vào cân bằng nhóm chất, đa dạng loại thực phẩm và lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn để tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng. Một số thực phẩm người bệnh u tuyến giáp có thể nên hạn chế dùng nhiều bao gồm:

1. Các loại rau họ Cải

Các loại rau họ Cải như cải thìa, cải xoăn, cải bắp… chứa một lượng lớn chất goitrogens – chất ngăn ngừa i ốt hấp thu vào tuyến giáp và làm giảm hormone kích thích tuyến giáp THS. Việc ăn quá nhiều nhóm rau này, nhất là ăn khi chưa nấu chín sẽ là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh bướu cổ và u tuyến giáp. Người bệnh vẫn có thể dùng khi nấu chín các loại rau này nhằm phá vỡ enzyme trong rau, giảm lượng goitrogens, nhưng cần dùng ở mức hạn chế. (1)

2. Các sản phẩm từ đậu nành

Trong đậu nành có chứa Isoflavone, một loạt chất làm giảm khả năng tự sản xuất hormone tuyến giáp. Tuy không phải là thực phẩm nên nghĩ đến đầu tiên khi nói đến u tuyến giáp kiêng ăn gì, nhưng người bệnh cần hạn chế ăn quá nhiều đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành.

Với người bệnh u tuyến giáp đã phẫu thuật, cơ thể không còn khả năng tự tổng hợp hormon tuyến giáp có thể được chỉ định bổ sung hormone tuyến giáp dưới dạng thuốc.

U tuyến giáp kiêng ăn gì? Tránh các sản phẩm từ đậu nành
Người đang điều trị u tuyến giáp cần hạn chế ăn đậu nành

3. Tránh ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ có giá trị cao đối với hệ tiêu hóa, nhưng cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ thuốc điều trị bệnh u tuyến giáp. Người bệnh u tuyến giáp ác tính cần cẩn trọng khi lựa chọn và sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ. Không cần thiết phải cắt hoàn toàn chất xơ ra khỏi chế độ ăn, nhưng cần giảm lượng chất xơ cần nạp trong một ngày. Tốt nhất, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về hàm lượng chất xơ tối đa có thể ăn để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị u tuyến giáp.

4. Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều phụ gia

Thực phẩm chế biến sẵn/ đóng hộp có giá trị dinh dưỡng kém nhưng chứa hàm lượng chất bảo quản cao, chứa chất béo xấu. Người dùng cũng không kiểm soát được quy trình và gia vị chế biến. Tất cả những điều này sẽ làm giảm khả năng sản xuất thyroxine của tuyến giáp, cản trở quá trình điều trị. Do đó, người bệnh u tuyến giáp cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để củng cố sức khỏe, tăng hiệu quả đáp ứng các phương pháp điều trị.

5. Thực phẩm nhiều caffein

Không nên uống caffeine trong vòng 1 giờ sau khi uống thuốc vì caffeine ngăn cản cơ thể hấp thụ thuốc điều trị u tuyến giáp. Dù cà phê hay thực phẩm có chứa caffeine không thuộc nhóm thực phẩm bị u tuyến giáp kiêng ăn gì nhưng có thể khiến tim đập nhanh, gây khó thở và những triệu chứng khác. Điều này gây tác động xấu cho thể trạng chung của người bệnh. Vì vậy, không nên dùng quá nhiều cà phê hoặc các thực phẩm có chứa caffeine.

6. Rượu bia không tốt cho người bệnh u tuyến giáp

Rượu không chỉ gây ức chế quá trình sản xuất hormone tuyến giáp mà còn làm tổn thương các tế bào tuyến giáp. Rượu bia cũng được phân vào những thực phẩm không lành mạnh, làm tổn hại đến các cơ quan, tích tụ độc tố và gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng không chỉ với người đang mắc bệnh về tuyến giáp mà còn với người khỏe mạnh.

7. Thực phẩm chứa nhiều Iốt

U tuyến giáp kiêng ăn gì? Thừa hay thiếu i ốt đều có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tuyến giáp và ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh u tuyến giáp.

khám ung thư miễn phí

Nếu người bệnh u tuyến giáp được chỉ định điều trị bằng phương pháp iod phóng xạ thì không nên ăn thực phẩm giàu i ốt trước đó để tránh làm giảm hiệu quả điều trị. Đồng thời, sau khi điều trị, người bệnh cũng cần phải ăn có kiểm soát các thực phẩm chứa nhiều i ốt (như hải sản, rong biển…). (2, 3)

8. Mới mổ u tuyến giáp cần tránh thức ăn cứng

Người bệnh u tuyến giáp sau khi phẫu thuật cần tránh ăn những thức ăn dạng đặc, cứng. Lúc này, hệ tiêu hóa vẫn còn chưa hồi phục hoàn toàn, khó có thể tiêu hóa tốt những thực phẩm như hạt, đậu sống, các loại thực phẩm khô (khô bò, mực…), thịt nướng… Nhóm thực phẩm này khiến người bệnh khó nuốt, đầy hơi chướng bụng, thậm chí có thể gây tổn thương vết mổ.

9. Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều gluten

Gluten trong thực phẩm gây kích thích niêm mạc đường ruột, đặc biệt là ruột non. Tiêu thụ thực phẩm có nhiều gluten cũng làm cản trở quá trình hấp thu các loại thuốc hỗ trợ thay thế hormone tuyến giáp. Những thực phẩm có chứa gluten rất đa dạng, bao gồm: lúa mạch, yến mạch, lúa mì… Gluten cũng được tìm thấy nhiều ở trong thực phẩm đóng hộp (chứa nhiều dầu mỡ và chất bảo quản) như thịt hộp, khoai tây chiên, xúc xích và bia.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bệnh u tuyến giáp cần ăn một lượng vừa phải các ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, lúa mạch để bổ sung dưỡng chất nhưng vẫn kiểm soát được lượng gluten an toàn cho cơ thể.

người bị u tuyến giáp kiêng ăn gì, gluten, mì căn
Người bệnh u tuyến giáp cần tránh gluten, vì nó có thể gây ra phản ứng viêm

10. Tránh ăn các món cay và chua

Các gia vị cay nồng như tiêu, ớt, hay các loại bột nêm cũng là thực phẩm khó tiêu. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa, quá trình phân hủy và hấp thu dưỡng chất, mà còn gây đau rát cổ họng. Người bệnh u tuyến giáp vừa mổ xong không ăn các thức ăn chứa nhiều gia vị để giữ ổn định cho cổ họng và vết mổ.

U tuyến giáp nên ăn gì?

Bên cạnh vấn đề u tuyến giáp kiêng ăn gì, người bệnh cần tư vấn bác sĩ để biết những thực phẩm nên ăn.  Chúng có thể bao gồm:

1. Các loại rau lá xanh

Những loại rau lá xanh như rau diếp cá, rau mồng tơi, rau muống… là những thực phẩm tốt trong giai đoạn điều trị u tuyến giáp. Chất xơ đóng vai trò cần thiết trong việc tăng cường sức khỏe chung. Bên trong các loại rau lá xanh còn có nhiều dưỡng chất có lợi như magie hỗ trợ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tuyến giáp. Bên cạnh đó, rau mồng tơi cũng chứa một lượng vitamin C lớn, hỗ trợ cải thiện sức đề kháng cho người bệnh.

2. Các sản phẩm từ sữa

U tuyến giáp nên ăn gì? Người bệnh u tuyến giáp thường sẽ gặp những vấn như hạ canxi, đau họng và những triệu chứng của suy nhược cơ thể. Từ đó, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, chán ăn kéo dài, khiến cơ thể khó hồi phục trong thời gian sớm.

Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa sẽ giúp tăng lượng canxi nạp vào, đồng thời, bổ trợ chất đạm, tinh bột vừa đủ để giúp người bệnh có thêm năng lượng hoạt động, giảm thiểu tình trạng chán ăn. Nên chọn những loại sữa nguyên chất, sữa ít béo và sữa chua cho các bữa xế hoặc bữa sáng. Khi chọn mua sữa, nên chọn loại có hàm lượng kẽm, selen cao để hỗ trợ hồi phục và cải thiện chức năng tuyến giáp.

3. Các loại quả mọng

Các loại trái cây quả mọng luôn chứa một lượng chất chống oxy hóa dồi dào, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, giảm thiểu các tổn thương bên trong. Ngoài ra, trong quả mọng cũng có thêm các dưỡng chất cần thiết như vitamin B và E, có giá trị dinh dưỡng cao với người bệnh u tuyến giáp đang trong quá trình điều trị và phục hồi bệnh.

Tại Việt Nam, có thể dễ dàng tìm được quả mọng là trái dâu và trái nho. Ngoài ra, nam việt quất và quả mâm xôi là những quả mọng điển hình giúp chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe tốt. Nhưng tại thị trường Việt Nam, 2 loại quả này không phổ biến, thường bán trong siêu thị và cũng có chi phí cao hơn so với những loại quả trong nước.

Nho là quả mọng tốt cho sức khỏe tuyến giáp
Nho là quả mọng tốt cho sức khỏe người bị u tuyến giáp

4. Đậu và các loại hạt

Ngoại trừ đậu nành nằm trong mục người bị u tuyến giáp kiêng ăn gì, người bệnh có thể bổ sung các loại đậu và hạt khác. Trong các loại hạt, đậu có chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu như chất béo tốt, chất xơ và đạm… hỗ trợ thúc đẩy quá trình hồi phục sau điều trị u giáp diễn ra nhanh hơn. Người bệnh nên ăn đậu và hạt trong bữa xế với một lượng dưới 100 gram để kiểm soát lượng chất béo nạp vào.

5. Các loại cá béo

Cá béo là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng lớn đạm và omega 3 và các dưỡng chất khác tốt cho sự tái tạo tế bào các cơ quan trong cơ thể. Người bệnh nên ưu tiên tiêu thụ đạm từ thịt trắng, bao gồm cá béo hơn là thịt đỏ nhằm ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh nhân u tuyến giáp cần cẩn thận khi chọn lựa loại cá béo. Một số loại cá biển và hải sản có vỏ chứa một lượng thủy ngân nhất định – nguyên nhân của các bệnh lý tuyến giáp như ung thư tuyến giáp, suy giáp hoặc viêm tuyến giáp tự miễn…

6. Trái cây có múi

Những loại trái cây có múi tốt cho sức khỏe tuyến giáp, người bệnh u tuyến giáp nên ăn để tăng hiệu quả điều trị như cam, chanh, quýt, bưởi. Ngoài ra, những loại trái cây khác cũng có công dụng hữu ích với tuyến giáp bao gồm dưa gang, dưa hấu, táo, lê…

7. Ớt chuông

U tuyến giáp kiêng ăn gì? Những công dụng của ớt chuông tương đồng với các loại quả có nhiều vitamin C. Người bệnh u tuyến giáp ăn nhiều ớt chuông sẽ giúp hạn chế rủi ro viêm nhiễm tuyến giáp. Bên cạnh đó, ớt chuông chứa carotenoid, một loại chất giúp ngăn chặn các gốc tự do phá hoại tế bào cơ thể. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ lan rộng tổn thương tuyến giáp, hay bệnh diễn tiến thành ung thư.

8. Cà chua

Cá chua nâng cao hiệu quả điều trị u tuyến giáp bằng cách cung cấp lycopene và carotenoid cho cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, cà chua cũng là loại quả giàu chất chống oxy hóa, giúp cân bằng dưỡng chất và cải thiện sức khỏe cho người bệnh.

9. Cà rốt

U tuyến giáp kiêng ăn gì? Nên ăn gì thì tốt cho quá trình điều trị? Cà rốt chứa một lượng lớn bate – carotene cùng với hàm lượng chất xơ dồi dào. Giúp cho người u tuyến giáp nâng cao sức khỏe tiêu hóa, giảm thiểu các triệu chứng lâm sàng và điều chỉnh hormone tuyến giáp.

10. Măng tây

Măng tây không trực tiếp cải thiện sức khỏe tuyến giáp nhưng lại chứa các chất dinh dưỡng cần thiết giúp người bệnh giảm thiểu các triệu chứng bên ngoài của u tuyến giáp. Đồng thời, ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng trong cơ thể.

Các chất dinh dưỡng trong măng tây tiêu biểu gồm: Vitamin C, selen, mangan, kẽm và Beta – carotene.

U tuyến giáp nên ăn gì? cá béo, măng tây
Măng tây hỗ trợ nâng cao thể trạng chung của người bệnh u tuyến giáp

Xem thêm:

Một số lưu ý cho người bị u tuyến giáp

Việc nắm rõ nguyên tắc bị u tuyến giáp kiêng ăn gì rất quan trọng để hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng những loại rau, thực phẩm, nêu trên có thể sẽ không phù hợp với một số đối tượng. Việc lựa chọn thực phẩm cụ thể cần dựa trên các yếu tố như: đặc điểm sức khỏe, giai đoạn điều trị, mức độ u tuyến giáp, tiên lượng bệnh… Tốt nhất, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng để nhận lời khuyên phù hợp với thể trạng của mình.

Bên cạnh việc chú ý u tuyến giáp kiêng ăn gì, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống khoa học, xây dựng những thói quen tốt:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Ngủ đủ 8 – 10 tiếng mỗi ngày để cơ thể có thời gian hồi phục
  • Giảm căng thẳng quá mức
  • Không hút thuốc lá và uống rượu bia
  • Kiểm soát cân nặng
  • Tập thể dục đều đặn 2 – 3 lần/ tuần
Một số lưu ý cho người bị u tuyến giáp
Chế độ dinh dưỡng giúp tối ưu hiệu quả điều trị u tuyến giáp

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý ung thư với các chuyên gia bác sĩ về Ung Thư của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Tóm lại, u tuyến giáp kiêng ăn gì để đảm bảo sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh? Người bệnh không nên dung nạp các chất có tác động tiêu cực đến tuyến giáp như Goitrogens, isoflavone, gluten. Đồng thời bổ sung các thực phẩm có chứa beta carotene có công dụng điều chỉnh hormone tuyến giáp. Cần xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học và chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân u tuyến giáp để tối ưu hiệu quả điều trị.


Source link

Trước:
Sau:

Check Also

Tại sao béo phì lại tăng huyết áp? Cải thiện tình trạng như thế nào?

Advertisements Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), béo phì là nguyên nhân gây …

Bạn đang xem Bị u tuyến giáp kiêng ăn gì, nên ăn gì để giảm biến chứng?