Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hormone sẽ như thế nào? Phải làm sao?

Về cấu tạo của cơ thể, tuyến yên thường được gọi là “tuyến chủ” vì hormone của nó có vai trò kiểm soát các bộ phận khác trong hệ thống nội tiết, bao gồm các bộ phận: tuyến giáp, tuyến thượng thận, tinh hoàn và buồng trứng. Tuyến yên dùng thông tin từ não và truyền tín hiệu đến các tuyến khác trong cơ thể, chúng còn sản xuất nhiều loại hormone quan trọng. Vậy nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hormone sẽ như thế nào?

nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hormone

Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hormone sẽ như thế nào?

Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hormone sẽ dẫn đến tình trạng suy tuyến yên. Đối với cơ thể, tuyến yên đóng vai trò quan trọng, bộ phận này tiết ra các hormone giúp điều chỉnh hoạt động của các tuyến nội tiết khác, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh lý. (1)

Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hormone sẽ dẫn đến những hậu quả:

  • Thiếu hormone tăng trưởng (GH): Đối với trẻ em sẽ dẫn đến chậm phát triển thể chất, trẻ sẽ thấp, lùn, không đạt được mốc phát triển như trẻ bình thường. Đối với người lớn, gây giảm khối lượng cơ bắp, giảm sức mạnh thể chất và tăng mỡ cơ thể.
  • Thiếu hormone kích thích tuyến giáp (TSH): Gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống như tăng cân, mệt mỏi, cảm giác lạnh, da khô, rối loạn tâm trạng táo bón, hay quên,…
  • Thiếu hormone vỏ thượng thận (ACTH): Suy vỏ thượng thận làm giảm sản xuất cortisol và các hormone khác. Cơ thể từ đó mà mệt mỏi, căng thẳng, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Thiếu hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone luteinizing (LH): Ở nam giới gây giảm khả năng sản xuất tinh trùng, dẫn đến vô sinh và giảm testosterone làm ảnh hưởng trực tiếp đến các đặc điểm sinh dục nam. Còn đối với nữ giới, thiếu các hormone này dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, khó thụ thai, giảm khả năng sản xuất estrogen.
  • Thiếu một số hormone khác như: sản xuất sữa làm giảm khả năng cho con bú, kích thích trung tâm khoái cảm của não ảnh hưởng đến cảm giác thỏa mãn, kích thích tăng sắc tố da làm ảnh hưởng màu sắc da, chống bài niệu dẫn đến tiểu nhiều gây mất nước.

Nhìn chung, tuyến yên sản sinh quá ít hormone gây nên nhiều vấn đề sức khỏe, ảnh hưởng đến việc phát triển thể chất, trao đổi chất, sinh sản,… Người bệnh cần được phát hiện, điều trị kịp thời để kiểm soát các triệu chứng, duy trì sức khỏe tổng quát.

nếu tuyến yên sản sinh quá ít hormone sẽ thế nào
Nếu tuyến yên sản sinh quá ít hormone sẽ dẫn đến thiếu hormone vỏ thượng thận (ACTH).

Nguyên nhân tuyến yên sản sinh ra quá ít hormone

Tuyến yên sản sinh ra quá ít hormone có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ tổn thương thực thể đến rối loạn chức năng. Dưới đây là các nguyên nhân chính:

1. Nhiễm trùng và viêm nhiễm

Người bệnh nhiễm trùng và viêm nhiễm do nấm, vi khuẩn và virus có thể xâm nhập vào tuyến yên. Điều này gây kích thích, tổn thương trực tiếp đến các tế bào trong tuyến yên, từ đó làm suy yếu khả năng sản xuất hormone.

Một số tình trạng nhiễm trùng gây kích thích phản ứng viêm, đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại virus, vi khuẩn và các tác nhân có hại khác. Nhiễm trùng, viêm nhiễm, tổn thương mô tuyến yên. Ngoài ra, nhiễm trùng và viêm nhiễm nếu không được kiểm soát gây chấn thương tạm thời hoặc kéo dài cho tuyến yên. Người bệnh không hồi phục hoàn toàn, tuyến yên không thể khôi phục, hoạt động được bình thường làm tuyến yên sản sinh ra quá ít hormone.

2. Rối loạn tuần hoàn não

Rối loạn tuần hoàn não làm giảm lượng máu cung cấp đến tuyến yên. Máu mang các chất dinh dưỡng và oxy cần thiết cho quá trình sản xuất hormone. Khi tuần hoàn máu bị giảm, tuyến yên không thể nhận đủ oxy, dưỡng chất làm suy giảm khả năng hoạt động, sản xuất hormone của tuyến yên.

Ngoài ra, các vấn đề như viêm động mạch thái dương, nghẽn mạch, phình động mạch cảnh gây tổn thương cấu trúc mạch máu dẫn đến tuyến yên, từ đó giảm lưu thông máu, cung cấp các chất cần thiết.

3. Hội chứng Sheehan

Sau một ca sinh khó, nhiều sản phụ bị băng huyết nhiều, có thể là trụy tim mạch, ảnh hưởng đến chức năng tuyến yên. Cơ chế suy tuyến yên là do tuyến yên được “tưới máu” rất nhiều trong suốt thai kỳ, đột nhiên bị thiếu máu tại chỗ khi xảy ra xuất huyết tử cung, dẫn đến hoại tử thùy bướu tuyến yên, suy tuyến yên.

4. Người mắc bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường có thể gặp phải biến chứng thoái hóa mạch máu làm giảm cung cấp máu và oxy đến tuyến yên. Máu mang dưỡng chất và oxy quan trọng trong quá trình sản xuất hormone.

Vì vậy, khi không được cung cấp đủ, tuyến yên không hoạt động hiệu quả, khó đảm bảo việc sản xuất hormone hoạt động bình thường. Biến chứng tiểu đường như tích tụ đường huyết làm mạch máu trở nên cứng, giảm tính linh hoạt dẫn đến suy giảm khả năng lưu thông máu đến tuyến yên, làm giảm khả năng sản xuất hormone.

nguyên nhân tuyến yên sản sinh quá ít hormone
Người mắc bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân tuyến yên sản sinh quá ít hormone.

Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hormone phải làm sao?

Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hormone cần phải điều trị bằng cách sử dụng thuốc bổ sung hormone nhằm thay thế hormone bị thiếu hụt.

1. Xác định loại hormone thiếu hụt

Bước đầu tiên, bác sĩ tiến hành xác định chính xác loại hormone mà tuyến yên không sản xuất đủ gây thiếu hụt. Điều này có thể được thực hiện qua việc chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ các hormone, xác định sự thiếu hụt.

2. Thuốc bổ sung hormone

Khi xác định hormone bị thiếu, bác sĩ tiến hành kê đơn thuốc bổ sung hormone tương ứng. Bổ sung hormone giúp thay thế, hỗ trợ sản xuất hormone mà tuyến yên không sản xuất đủ. Ví dụ như nếu thiếu hụt hormone sinh dục, bác sĩ chỉ định bổ sung testosterone cho nam và estrogen cho nữ.

3. Liệu pháp hormone GnRH

Liệu pháp hormone GnRH được áp dụng nếu thiếu hụt hormone liên quan đến sự kích thích của tuyến yên. GnRH giúp kích thích tuyến yên sản xuất hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone luteinizing (LH) – hai hormone quan trọng trong việc điều chỉnh khả năng sinh sản ở nam và nữ.

4. Bổ sung hormone tuyến giáp

Nếu tuyến yên không sản xuất đủ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) làm suy giáp, bác sĩ có thể chỉ định kê đơn hormone tuyến giáp như levothyroxine để bổ sung, điều chỉnh mức độ hormone tuyến giáp trong cơ thể.

5. Bổ sung Cortisone hoặc Hydrocortisone

Việc bổ sung Cortisone hoặc Hydrocortisone cần thiết thay thế các hormone này, duy trì các chức năng cơ thể bình thường trong trường hợp tuyến yên không sản xuất đủ hormone kích thích vỏ thượng thận (ACTH) dẫn đến suy vỏ thượng thận.

6. Theo dõi và điều chỉnh liều lượng

Sau khi điều trị bằng thuốc bổ sung hormone, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh liều lượng quan trọng. Điều này nhằm đảm bảo lượng hormone bổ sung phù hợp với nhu cầu của cơ thể, tránh các tác dụng phụ.

7. Đánh giá thường xuyên

Kiểm tra định kỳ, đánh giá chức năng tuyến yên cần được thực hiện thường xuyên, theo dõi hiệu quả điều trị và điều chỉnh kế hoạch điều trị nếu có.

8. Ứng phó với biến chứng và tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện các biến chứng hoặc tác dụng phụ từ việc bổ sung hormone, cần phải theo dõi các triệu chứng, báo ngay cho bác sĩ để được xử lý, điều trị kịp thời, hiệu quả.

Nên ăn gì để ổn định hormone tuyến yên?

Để hỗ trợ việc ổn định hormone tuyến yên, tăng cường chức năng, chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng rất quan trọng. Tuyến yên có vai trò điều chỉnh nhiều chức năng trong cơ thể qua việc sản xuất hormone, việc cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể giúp tuyến yên hoạt động hiệu quả. Dưới đây là một số nhóm dưỡng chất, thực phẩm giúp duy trì chức năng tốt tuyến yên:

  • Thực phẩm giàu I-ốt giúp tuyến giáp hoạt động bình thường, hỗ trợ cân bằng hormone. Thực phẩm giàu I-ốt bao gồm: cá hồi, cá thu, cá tuyết, rong biển, muối i-ốt,…
  • Thực phẩm giàu kẽm như hàu, tôm cá, bò, heo, các loại hạt và đậu như hạt điều, hạt bí,…
  • Thực phẩm giàu vitamin D giúp duy trì sức khỏe của các tuyến nội tiết, hỗ trợ chức năng của tuyến yên, các thực phẩm giàu vitamin D bao gồm: cá hồi, cá thu, nấm, sữa,…
  • Thực phẩm giàu vitamin B giúp hỗ trợ chức năng thần kinh và hormone, bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm, thịt đỏ, trứng, sữa,…
  • Thực phẩm chứa Omega-3 giúp cân bằng hormone như cá hồi, cá mòi, hạt chia, óc chó,…
  • Rau xanh và trái cây tươi: Cung cấp vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa nhằm cải thiện sức khỏe toàn diện, gồm cả tuyến yến. Một số loại rau như cải xanh, cải bó xôi, táo, cam, dâu tây,… được khuyến khích dùng trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Bổ sung đủ 1,5-2 lít nước/ngày giúp duy trì hoạt động tất cả các chức năng cơ thể, gồm cả hoạt động của tuyến yên.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, ảnh hưởng đến sức khỏe nội tiết.
thực phẩm giàu iốt hỗ trợ cân bằng hormone
Thực phẩm giàu I-ốt hỗ trợ cân bằng hormone.

Bên cạnh việc “Nên ăn gì để ổn định hormone tuyến yên?”, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, vận động thể dục thể thao đều đặn, quản lý căng thẳng, ngủ đủ giấc trong việc bảo vệ sức khỏe tuyến yên.

Tuyến yên nói riêng và các vấn đề cơ thể nói chung đều xuất hiện nhiều triệu chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hormone phải làm sao? Bạn cần chủ động khám để được theo dõi, điều trị nhằm duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống.


Source link

Trước:
Sau:

Check Also

9 chế độ ăn cho người béo phì giúp giảm cân hiệu quả

Cơ thể khỏe mạnh, cân nặng hợp lý là kết quả của chế độ ăn …

Bạn đang xem Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hormone sẽ như thế nào? Phải làm sao?