3 phương pháp điều trị bệnh suy tuyến yên có thể bạn chưa biết

Advertisements

Suy tuyến yên là bệnh rối loạn nội tiết hiếm gặp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, như: giảm khả năng sinh sản, suy tuyến thượng thận, hôn mê suy giáp, hạ huyết áp tư thế, hạ đường huyết… Dưới đây là các thông tin chia sẻ về phương pháp điều trị suy tuyến yên, được bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Trúc, Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, chia sẻ. 

điều trị suy tuyến yên

Tìm hiểu bệnh suy tuyến yên

Suy tuyến yên là tình trạng tuyến yên suy giảm hoạt động, không thể sản xuất hoặc giảm sản xuất một hay nhiều loại hormone. Lúc này, hoạt động của các tuyến đích do tuyến yên chi phối cũng ảnh hưởng theo. Các ảnh hưởng này có thể diễn biến chậm hoặc đột ngột tùy cơ quan bị ảnh hưởng, mức độ hormone thiếu hụt.

Tuyến yên có vai trò quan trọng trong hệ thống nội tiết của cơ thể. Tuyến này nhỏ như hạt đậu, kích thước: 0,6cm (chiều dọc) x 0,8cm (trước – sau) x 1,5cm (chiều ngang), nằm trong hố yên tại đáy não. Tuyến yên sản xuất và giải phóng nhiều hormone thiết yếu, điều hòa chức năng các tuyến khác trong cơ thể. Ví dụ: tuyến yên gửi tín hiệu (hormone TSH) đến cho tuyến giáp để tạo hormone giáp. Hormone tuyến yên tác động đến quá trình tăng trưởng, trao đổi chất, sinh sản, điều hòa huyết áp…

Dựa theo vị trí tổn thương, suy tuyến yên gồm:

banner khai trương phòng khám đa khoa tâm anh quận 7 mb
  • Suy tuyến yên nguyên phát: do các tổn thương hoặc rối loạn tại tuyến yên.
  • Suy tuyến yên thứ phát: do các tổn thương, rối loạn ở vùng hạ đồi. Đây là khu vực nhỏ nằm ở trung tâm não, giữa tuyến yên và đồi thị, có liên quan mật thiết đến hoạt động của tuyến yên. Do đó, những tổn thương ở vùng này có thể gây suy tuyến yên.

Bệnh suy tuyến yên có chữa được không?

Bệnh suy tuyến yên có chữa được không là thắc mắc của nhiều người. Và câu trả lời là , tuy nhiên điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử, khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng để tìm nguyên nhân bệnh, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị suy tuyến yên phù hợp.

Người bệnh thường được điều trị kết hợp, vừa xử lý nguyên nhân bệnh vừa sử dụng thuốc thay thế hormone để bù đắp lượng hormone tuyến yên bị thiếu, nhằm cân bằng các loại nội tiết tố trong cơ thể. Nếu tuyến yên không thể hồi phục, người bệnh phải sử dụng thuốc thay thế hormone suốt đời.

Chẩn đoán bệnh suy tuyến yên

Để chẩn đoán bệnh, ngoài xét nghiệm máu, bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm đặc hiệu khác, nhằm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị suy tuyến yên hiệu quả:

1. Xét nghiệm máu mức độ hormone

Xét nghiệm máu nhằm đo lường mức độ các loại hormone tuyến yên và những hormone tuyến đích do tuyến yên chi phối, ví dụ như tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục… Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện một vài test kích thích hoặc ức chế để đo lường nồng độ hormone trong những trường hợp khác nhau để chẩn đoán chính xác hơn. (1)

xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản để chẩn đoán suy tuyến yên
Xét nghiệm máu là xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản để chẩn đoán suy tuyến yên.

2. Chụp MRI

Phương pháp này sử dụng cộng hưởng từ để tạo ra hình ảnh sắc nét của não và tuyến yên, từ đó phát hiện các tổn thương ở não và khối u tuyến yên – là các nguyên nhân gây suy tuyến yên.

3. Chụp CT não

Cũng như MRI, chụp cắt lớp điện toán (CT) não là kỹ thuật chẩn đoán hiện đại, sử dụng chùm tia X để phát hiện các tổn thương của não, khối u não, u tuyến yên…

Phương pháp điều trị suy tuyến yên

Suy tuyến yên nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe thể chất và tâm lý người bệnh. Khi can thiệp kịp thời và đúng cách sẽ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh: tim mạch, cơ xương khớp, rối loạn tuyến giáp, tâm thần…

Dưới đây là một số phương pháp điều trị suy tuyến yên:

1. Liệu pháp thay thế hormon tuyến yên

Liệu pháp thay thế hormone tuyến yên là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho người bệnh suy tuyến yên. Loại thuốc điều trị suy tuyến yên và liều lượng thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định dựa theo loại hormone tuyến yên mà người bệnh bị thiếu hụt: (2)

  • Glucocorticoid (ví dụ hydrocortisone) được chỉ định trong các trường hợp điều trị suy thượng thận do thiếu hormone ACTH.
  • Với người bệnh suy giáp do thiếu hụt hormone tuyến yên TSH, dẫn đến giảm sản xuất hormone giáp sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc như levothyroxin.
  • Người bệnh bị thiếu hụt hormone hướng sinh dục FSH và LH được chỉ định bổ sung các hormone phù hợp với giới tính như testosterone (cho nam) hoặc estrogen và progesterone (cho nữ). Với nữ giới suy tuyến yên bị giảm libido (giảm ham muốn tình dục) do thiếu androgen, có thể dùng testosterone tác dụng dài, liều nhỏ testosterone enanthate tiêm bắp 2 tháng/lần để cải thiện sinh lý.
  • Với người bệnh bị thiếu hụt hormone tăng trưởng (GH) sẽ được chỉ định sử dụng liệu pháp thay thế, phụ thuộc vào tình trạng bệnh và mục tiêu điều trị.

2. Phẫu thuật

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật tuyến yên nếu phát hiện có khối u trong hoặc xung quanh tuyến yên. Phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u và bảo vệ tối đa sự toàn vẹn của các mô xung quanh khối u. Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ cần đánh giá tình trạng khối u thông qua kết quả chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm hormone trong máu.

Sau khi xác định vị trí, kích thước khối u và tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp, bao gồm: mổ từ đường mũi, nội soi hoặc mở hộp sọ. Tuy nhiên, với khối u nhỏ, lành tính và không ảnh hưởng đến nồng độ hormone cơ thể, người bệnh có thể được theo dõi mà không cần phẫu thuật.

người bệnh có khối u, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật
Nếu người bệnh có khối u trong hoặc xung quanh tuyến yên, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật loại bỏ.

3. Xạ trị

Nếu người bệnh có khối u tại tuyến yên và đã được điều trị bằng phẫu thuật thì không cần xạ trị. Tuy nhiên, với các trường hợp đã phẫu thuật mà không thể loại bỏ hoàn toàn khối u, bác sĩ sẽ chỉ định xạ trị. Sau khi xạ trị, tuyến yên của người bệnh có thể dần mất đi chức năng. Lúc này, người bệnh cần sử dụng thêm liệu pháp thay thế hormone.

Lưu ý khi điều trị suy tuyến yên

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị suy tuyến yên của bác sĩ. Ngoài ra, nên xây dựng lối sống lành mạnh, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể để nâng cao sức khỏe.

1. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe

Sau khi điều trị suy tuyến yên, người bệnh nên định kỳ khám và kiểm tra sức khỏe theo lịch hẹn của bác sĩ tại cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa Nội tiết, giúp kiểm soát bệnh hiệu quả mà còn phát hiện và điều trị kịp thời các dấu hiệu bất thường.

2. Tuân thủ đúng liều thuốc

Người bệnh tuyệt đối không nên thay đổi loại thuốc và liều lượng thuốc được bác sĩ chỉ định. Nên uống thuốc vào cùng khung giờ trong ngày để đảm bảo không bỏ sót liều.

3. Cân nhắc chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, rau xanh và trái cây tươi là chìa khóa cho cơ thể khỏe mạnh và cân đối. Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa cafein, đường và thực phẩm chế biến sẵn.

4. Tạo ra môi trường thư giãn, bớt căng thẳng

Stress kéo dài có thể ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có tuyến yên. Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, nên tìm đến các phương pháp như thiền, yoga hoặc chơi một môn thể thao.

5. Tìm hiểu về triệu chứng và theo dõi sự thay đổi

Bất cứ khi nào nhận thấy các triệu chứng bất thường về sức khỏe nghi ngờ liên quan đến tuyến yên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa Nội tiết để khám và tầm soát nguy cơ mắc bệnh.

Địa chỉ khám, điều trị suy tuyến yên đáng tin cậy

Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là cơ sở y tế chuyên khoa hàng đầu, chuyên tiếp nhận các ca bệnh như: đái tháo nhạt, bệnh tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục, dậy thì sớm, chậm tăng trưởng chiều cao…; đái tháo đường; béo phì…

tư vấn cho khách hàng về bệnh tuyến yên
Bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đang tư vấn cho khách hàng về bệnh tuyến yên.

Khoa có đội ngũ y bác sĩ tâm huyết, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, kết hợp với hệ thống máy móc hiện đại, đồng bộ, được nhập khẩu từ các nước châu Âu, Mỹ, mang đến hiệu quả chẩn đoán chính xác, đi kèm dịch vụ tư vấn, chăm sóc tận tình, giúp người bệnh an tâm khám, điều trị và phục hồi nhanh chóng.

Có nhiều phương pháp điều trị suy tuyến yên, nhưng quan trọng nhất vẫn là nhận thức của người bệnh và tâm lý chủ động phòng ngừa. Nếu phát hiện các triệu chứng nghi ngờ suy tuyến yên, người bệnh nên nhanh chóng đến khám và tư vấn tại các cơ sở y tế chuyên khoa Nội tiết để được điều trị sớm.


Source link

Trước:
Sau:

Check Also

Suy tuyến thượng thận ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Advertisements Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết nằm trên đầu của hai quả thận, …

Bạn đang xem 3 phương pháp điều trị bệnh suy tuyến yên có thể bạn chưa biết