4 phương pháp phẫu thuật ung thư tuyến giáp: Chi phí bao nhiêu tiền?

Advertisements

Đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp, chỉ định phẫu thuật ung thư tuyến giáp loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp nếu tế bào ung thư chưa ghi nhận di căn cơ quan xa. Các phương pháp điều trị tuyến giáp cũng đa dạng giúp bệnh nhân có thêm nhiều lựa chọn điều trị phù hợp với mỗi người.

phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Mục tiêu của phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Mục tiêu của phẫu thuật ung thư tuyến giáp là loại bỏ các tế bào ung thư tuyến giáp ra khỏi cơ thể, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Phẫu thuật có thể cắt bỏ một thùy tuyến giáp hoặc toàn bộ tuyến giáp, tùy thuộc vào kích thước u, loại ung thư và sự xâm lấn của khối u. Phẫu thuật giúp giảm nguy cơ tái phát và cải thiện tỷ lệ sống còn của bệnh nhân. Ngoài ra, phẫu thuật còn giúp xác định chính xác giai đoạn của bệnh, từ đó giúp bác sĩ ung bướu lựa chọn phương pháp điều trị tiếp theo như hormone thay thế, xạ trị hoặc liệu pháp iốt phóng xạ. (1)

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp có 4 mục tiêu chính:

  • Đảm bảo loại bỏ một thùy hoặc toàn bộ tuyến giáp chứa tế bào ung thư ra khỏi cơ thể người bệnh.
  • Loại bỏ các hạch nghi ngờ tế bào ung thư đã di căn đến.
  • Bảo tồn tuyến cận giáp: có chức năng điều hòa canxi trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ hạ canxi máu sau phẫu thuật.
  • Ngăn ngừa tổn thương dây thần kinh thanh quản trên và dây thần kinh quặt ngược thanh quản: Hai dây thần kinh này điều khiển giọng nói, bảo tồn dây thần kinh thanh quản giúp giảm nguy cơ liệt dây thanh âm, khàn giọng hoặc mất giọng sau phẫu thuật.
thực hiện phẫu thuật ung thư tuyến giáp
Phẫu thuật ung thư tuyến giáp là một trong những phương pháp điều trị giai đoạn sớm

Để quá trình thực hiện phẫu thuật diễn ra an toàn và hiệu quả, đòi hỏi ekip phẫu thuật phải có nhiều kinh nghiệm, làm quen với giải phẫu của tuyến giáp và các cấu trúc quan trọng vùng cổ để hạn chế các thao tác sai dẫn đến các biến chứng cho bệnh nhân.

Mặc dù các biến chứng sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp hiếm khi xảy ra, tuy nhiên một số trường hợp bệnh nhân gặp biến chứng hạ canxi máu và liệt dây thanh âm, tràn dịch dưỡng chấp, nhiễm trùng… sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý khác và suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, bệnh nhân cần phẫu thuật K giáp nên lựa chọn các đơn vị, bệnh viện uy tín để thực hiện.

Khi nào nên phẫu thuật ung thư tuyến giáp?

Hướng dẫn của Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ (ATA) với các bằng chứng y khoa mới nhất đã đưa ra các hướng dẫn chi tiết về phẫu thuật cắt u tuyến giáp dựa trên đặc điểm về kích thước, giai đoạn và mức độ xâm lấn của u. Hướng dẫn này cung cấp các thông tin về chỉ định phẫu thuật và loại phẫu thuật (cắt thùy và cắt toàn bộ tuyến giáp), và hiện vẫn đang được áp dụng rộng rãi bởi các chuyên gia phẫu thuật tuyến giáp trên thế giới. (2)

Sau khi thăm khám và hỏi bệnh sử cá nhân, các kết quả xét nghiệm hình ảnh và chức năng tuyến giáp là căn cứ để xác định liệu bệnh nhân có đủ điều kiện phẫu thuật ung thư tuyến giáp hay không. Hiện nay, siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh ban đầu được khuyến nghị khi tầm soát ung thư tuyến giáp, và đánh giá di căn hạch cổ hai bên.

Ngoài ra, hình ảnh bổ sung từ Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan) và chụp Cộng hưởng từ (MRI) với thuốc tương phản được khuyến nghị thực hiện ở bệnh nhân nghi ngờ có tế bào ung thư xâm lấn hoặc di căn.

Theo hướng dẫn của ATA, bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp được chia thành ba nhóm với ý nghĩa điều trị:

  • Nhóm 1 (khối u lớn >4cm, xâm lấn hoặc di căn xa): Nên cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp.
  • Nhóm 2 (kích thước từ 1-4cm, không xâm lấn hoặc di căn): có thể cắt một thùy hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp, tùy thuộc vào từng cá nhân.
  • Nhóm 3 (khối u nhỏ <1cm, không xâm lấn hoặc di căn): Theo dõi hoặc cân nhắc cắt một thùy tuyến giáp.

4 phương pháp phẫu thuật ung thư tuyến giáp phổ biến

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp là chỉ định phổ biến đối với các trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Tùy thuộc vào mức độ tế bào ung thư, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp.

1. Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp là phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Ca mổ được thực hiện thông qua một được rạch dài khoảng 5-7cm phía trước cổ. Sau mổ, bệnh nhân có một vết sẹo mảnh trước cổ và vết sẹo này sẽ mờ dần theo thời gian. Bác sĩ sẽ luôn phẫu thuật trên nếp lằn cổ của người bệnh để hạn chế sẹo. (3)

khám ung thư miễn phí
sẹo sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp
Đường sẹo mổ ở bệnh nhân phẫu thuật ung thư tuyến giáp.

Sau khi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, bệnh nhân sẽ cần uống thuốc hormone tuyến giáp (levothyroxine) hàng ngày, kéo dài suốt đời. Sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, bác sĩ có thể sử dụng I-ốt phóng xạ và xét nghiệm máu để theo dõi sớm ung thư tái phát.

2. Phẫu thuật cắt bỏ một thùy tuyến giáp

Phẫu thuật cắt bỏ một thùy giáp là một loại phẫu thuật loại bỏ phần thùy chứa tế bào ung thư, thường cùng với eo giáp. Phẫu thuật cắt bỏ thùy giáp có thể được chỉ định khi ung thư tuyến giáp có kích thước nhỏ (<4cm) chưa xâm lấn ra ngoài tuyến giáp, ở những nhóm ung thư tuyến giáp có nguy cơ di căn thấp. Một số trường hợp phẫu thuật cắt thùy giáp cũng được sử dụng để chẩn đoán ung thư tuyến giáp ở nhân giáp nguy cơ cao mà kết quả sinh thiết bằng kim nhỏ FNA không rõ ràng.

Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật cắt bỏ thùy giáp có thể không cần dùng thuốc hormone tuyến giáp sau phẫu thuật do bệnh nhân vẫn còn một phần tuyến giáp. Tuy nhiên phần tuyến giáp còn lại vẫn có thể phát triển ung thư tuyến giáp sau này.

3. Phẫu thuật cắt tuyến giáp kèm loại bỏ hạch bạch huyết vùng cổ

Phẫu thuật cắt tuyến giáp kèm loại bỏ hạch bạch huyết vùng cổ là phẫu thuật tuyến giáp đã nói trên nhưng sau khi lấy tuyến giáp ra, bác sĩ còn thực hiện thêm phẫu thuật nạo vét hạch cổ nghi ngờ ung thư di căn đến hạch bạch huyết. Mục tiêu của phẫu thuật loại bỏ hạch bạch huyết trong điều trị K giáp giúp giảm thiểu các tế bào ung thư, chẩn đoán di căn hạch và ngăn ngừa các biến chứng về sau.

Nạo vét hạch là phân đoạn quan trọng bắt buộc khi điều trị ung thư tuyến giáp thể tủy (Medullary Thyroid Carcinoma, MTC) và ung thư tuyến giáp không biệt hóa (Anaplastic Thyroid Carcinoma, ATC). Nhưng may mắn thay, đa số người bệnh sẽ mắc ung thư tuyến giáp thể nhú, với tỷ lệ di căn hạch cổ thấp và hiệu quả điều trị sau phẫu thuật cao.

4. Phẫu thuật nội soi hoặc robot cắt tuyến giáp

Phẫu thuật nội soi cắt tuyến giáp thường được thực hiện cho những bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp kích thước nhỏ, được chứng minh không di căn không xâm lấn. Tuy nhiên, nó được thực hiện phổ biến trong điều trị nhân tuyến giáp lành tính hơn.

Ưu điểm của phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ tuyến giáp bao gồm:

  • Ít đau hơn so với phẫu thuật mở;
  • Sẹo nhỏ hơn;
  • Thời gian hồi phục nhanh hơn;
  • Ít biến chứng hơn.

Nhược điểm của phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ tuyến giáp bao gồm:

  • Có thể mất nhiều thời gian hơn so với phẫu thuật mở;
  • Có thể khó thực hiện nhiều lần, có nguy cơ chuyển mổ nội soi sang mổ hở nếu khó;
  • Một số biến chứng có nguy cơ cao hơn, như tổn thương dây thần kinh thanh quản.

Xem thêm: 8 phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp phổ biến, hiệu quả.

Chi phí phẫu thuật ung thư tuyến giáp hết bao nhiêu tiền?

Chi phí phẫu thuật ung thư tuyến giáp hết bao nhiêu tiền là điều mà nhiều bệnh nhân và gia đình quan tâm.

Thực tế, chi phí phẫu thuật ung thư tuyến giáp có thể dao động từ 10-30 triệu đồng tùy thuộc vào kỹ thuật được áp dụng trong ca mổ, mức độ phức tạp của phẫu thuật, vật tư tiêu hao và thuốc trong mổ, bảo hiểm y tế,… Theo đó, chi phí phẫu thuật ung thư tuyến giáp nội soi sẽ có chi phí cao hơn so với chi phí mổ hở ung thư tuyến giáp kinh điển. Và chi phí sẽ cao hơn ở các cơ sở lớn, tư nhân, thiết bị hiện đại, cũng như dịch vụ chăm sóc trước và sau mổ.

phương pháp phẫu thuật ung thư tuyến giáp
U tuyến giáp lành tính có thể được điều trị bằng phương pháp đốt sóng cao tần RFA.

Ngoài ra, riêng đối với trường hợp bệnh nhân có nhân, bướu giáp lành tính, không phải ung thư, bác sĩ có thể chỉ định triệt tiêu bướu giáp bằng kỹ thuật đốt sóng cao tần tuyến giáp (RFA) đảm bảo an toàn, thẩm mỹ và hiệu quả tối ưu. Đây là một phương pháp điều trị bướu giáp lành tính hiện đại, đang được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mang đến những hiệu quả tích cực trong điều trị bướu giáp.

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp thường không quá phức tạp và ít để lại di chứng. Do đó bệnh nhân không nên quá lo lắng trước khi bước vào cuộc mổ. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân cần thoải mái, ăn uống đầy đủ và tuân theo những lời khuyên của bác sĩ, chuẩn bị mọi thứ ổn định để cuộc mổ diễn ra thuận lợi. (4)

Mặc dù phẫu thuật loại bỏ ung thư tuyến giáp không quá phức tạp. Tuy nhiên, bất kỳ phẫu thuật nào cũng có thể tiềm ẩn một số nguy cơ và biến chứng. Các biến chứng tiềm ẩn sau phẫu thuật K giáp có thể xảy ra như:

  • Chảy máu: biến chứng này gần như hiếm gặp do các thiết bị được sử dụng trong mổ hiện đại.
  • Nhiễm trùng: Nguy cơ nhiễm trùng được giảm thiểu tối đa bằng cách sử dụng kháng sinh trong mổ và tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc vết thương sau mổ.
  • Liệt dây thanh âm: Do tổn thương dây thần kinh thanh quản, ảnh hưởng đến giọng nói của bệnh nhân, thường bị trong thời gian ngắn sau đó hồi phục hoàn toàn.
  • Sẹo: Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ có một vết sẹo ở cổ. Vết sẹo này có thể mờ dần theo thời gian.
  • Tổn thương tuyến cận giáp (có chức năng điều chỉnh nồng độ canxi) dẫn đến nồng độ canxi trong máu thấp, gây co thắt cơ và cảm giác tê rần, ngứa ngáy. Thường được kiểm soát dễ dàng bằng thuốc.
  • Nguy cơ chảy máu quá nhiều hoặc hình thành cục máu đông lớn ở cổ (khối máu tụ hoặc huyết khối)

Sau phẫu thuật, nếu xuất hiện bất kể dấu hiệu gì nghi ngờ biến chứng sau phẫu thuật, bệnh nhân và người nhà cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ điều trị trực tiếp và đến bệnh viện để được kiểm tra, đánh giá xử trí kịp thời.

Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp

1. Phục hồi sức khỏe:

  • Sau bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, bệnh nhân cũng cần thời gian để hồi phục cơ thể và vết thương nhanh lành lại. (5)
  • Bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế vận động khoảng vài tuần sau mổ để thể trạng sớm ổn định.
  • Bệnh nhân nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để giúp cơ thể thanh lọc và đào thải độc tố.
  • Tránh hút thuốc lá và uống rượu bia.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ.

2. Triệu chứng đau và cứng khớp:

  • Cổ bệnh nhân có thể cảm thấy cứng và khó chịu do vết mổ, thậm chí xuất hiện cảm giác tê.
  • Trường hợp vết mổ bị đau kéo dài, bệnh nhân nên thông báo đến bác sĩ điều trị để được chỉ định một số loại thuốc hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng, kích ứng (nếu có).
  • Sau vài tuần, tình trạng đau khớp cổ và vai sẽ thuyên giảm.
  • Lúc này, bệnh nhân có thể tập một số bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng.
  • Các bài tập này nhằm mục đích hạn chế tình trạng cứng khớp.
  • Do đó bệnh nhân nên liên hệ bác sĩ điều trị trực tiếp để tham vấn và lựa chọn phương pháp hỗ trợ phù hợp.

3. Chăm sóc vết mổ:

  • Sau khi vết thương lành lại, sẹo mổ có thể cứng lại, có màu sậm hơn với màu da.
  • Vết sẹo mổ sẽ mềm và mờ dần theo thời gian, kéo dài từ vài tháng đến 1-2 năm.
  • Trong trường hợp vết mổ bị sưng tấy, rỉ nước, mưng mủ, cảm giác nóng và đỏ ở vết mổ… có thể là dấu hiệu vết mổ nhiễm trùng.
  • Bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra để được các bác sĩ tư vấn.

Nhằm hạn chế tình trạng biến chứng nhiễm trùng vết thương sau mổ, bệnh nhân cần chú ý ngăn ngừa bất kỳ rủi ro lây nhiễm nào bằng cách:

  • Không để nước dính vào vết thương, bảo đảm vùng cổ khô ráo bằng cách dùng khăn sạch vệ sinh nhẹ, giữ cổ khô ráo cho đến khi vết thương lành hẳn.
  • Không đi bơi cho đến khi vết thương lành hoàn toàn.
  • Không gõ, chà xát hoặc đụng vào vết thương không cần thiết.
  • Vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý, thay băng hàng ngày.

Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp đúng cách.

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại sức khỏe và giảm nguy cơ biến chứng.

Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp:

1. Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt:

  • Trong vài tuần đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể khó nuốt thức ăn do cảm giác ở vùng cổ và vết mổ.
  • Do đó, nên ưu tiên các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, súp, canh, sữa, yogurt, sinh tố trái cây…
  • Nên nấu chín kỹ thức ăn và cắt nhỏ thành từng miếng vừa ăn.

2. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng:

  • Chế độ ăn uống cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Nên ưu tiên các thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá, trứng, sữa…
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.

3. Tránh một số thực phẩm:

  • Nên tránh các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn cứng, dai, khó nuốt.
  • Hạn chế các thực phẩm kích thích như cà phê, bia rượu, thuốc lá…
  • Tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng hoặc khó tiêu.

4. Theo dõi tình trạng sức khỏe:

  • Cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp.
  • Nếu gặp bất kỳ khó khăn nào khi ăn uống, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
tư vấn phẫu thuật ung thư tuyến giáp
BS.CKI Trần Quốc Hoài tư vấn cho khách hàng sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Dưới đây là một số ví dụ về thực phẩm phù hợp với bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp:

  • Cháo: Cháo trắng, cháo thịt bằm, cháo cá, cháo yến mạch…
  • Súp: Súp gà, súp cua, súp bí đỏ…
  • Canh: Canh rau, canh cua, canh hến…
  • Sữa: Sữa tươi, sữa chua…
  • Trái cây: Chuối, đu đủ, xoài, bơ…
  • Rau xanh: Rau bina, rau mồng tơi, rau cải xoăn…

Bên cạnh chế độ ăn uống, bệnh nhân cũng cần chú ý:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ;
  • Tập thể dục nhẹ nhàng;
  • Đi khám định kỳ để theo dõi sức khỏe.
dinh dưỡng sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp
Bệnh nhân sau phẫu thuật nên lựa chọn các thức ăn giàu dinh dưỡng, được nấu mềm mềm, lỏng, dễ nuốt.

Dùng hormone tuyến giáp thay thế sau phẫu thuật

Sau khi cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp, bệnh nhân cần sử dụng hormone tuyến giáp thay thế để bù đắp lượng hormone mà cơ thể không thể tự sản xuất. Việc sử dụng hormone thay thế này là vô cùng quan trọng để giúp bệnh nhân kiểm soát các triệu chứng và duy trì sức khỏe.

Hai loại hormone tuyến giáp chính thường được sử dụng là:

  • Thyroxine (T4): Đây là loại hormone phổ biến nhất được sử dụng.
  • Liothyronine (T3): Loại hormone này ít được sử dụng hơn T4, nhưng có thể có hiệu quả trong một số trường hợp nhất định.

Liều lượng hormone thay thế cần thiết sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Mức độ cắt bỏ tuyến giáp;
  • Tuổi tác;
  • Sức khỏe tổng thể.

Bệnh nhân sẽ cần uống hormone tuyến giáp mỗi ngày, thường là vào buổi sáng. Việc uống thuốc đều đặn là rất quan trọng để duy trì mức hormone ổn định trong cơ thể.

Tác dụng của hormone tuyến giáp thay thế:

  • Giảm các triệu chứng suy giáp như mệt mỏi, tăng cân, khô da, khô tóc, thiếu sức sống, táo bón, suy giảm trí nhớ, trầm cảm,…;
  • Giúp điều hòa mức cholesterol trong cơ thể;
  • Giảm nguy cơ loãng xương;
  • Hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản;
  • Hormone tuyến giáp thay thế có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ trầm cảm.
  • Giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp bằng cách giảm các triệu chứng và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Tác dụng phụ của hormone tuyến giáp thay thế:

  • Một số bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ như tim đập nhanh, lo lắng, bồn chồn, mất ngủ.
  • Các tác dụng phụ này thường có thể được kiểm soát bằng cách điều chỉnh liều lượng thuốc.

Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý khi sử dụng hormone tuyến giáp thay thế:

  • Cần uống thuốc đều đặn mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không tự ý thay đổi liều lượng thuốc.
  • Đi khám định kỳ để theo dõi sức khỏe và điều chỉnh liều lượng thuốc nếu cần thiết.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác, vì có thể có tương tác thuốc.

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp ở đâu?

Hiện nay, bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật ung thư tuyến giáp nội soi hoặc mổ hở truyền thống tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Những đặc quyền của bệnh nhân ung thư khi điều trị K giáp tại Bệnh viện Tâm Anh như:

  • Bác sĩ trình độ chuyên môn cao: Các chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị phẫu thuật và chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư.
  • Áp dụng các kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại: Bệnh viện áp dụng hệ thống phẫu thuật nội soi, pha chế thuốc tập trung,… tăng cường hiệu quả điều trị. Ngoài ra, hệ thống máy siêu âm, nội soi, CT scan có khả năng chụp 768 lát cắt, MRI, chẩn đoán mô bệnh học, xét nghiệm gen – tế bào… và thường xuyên cập nhật các phác đồ điều trị tiên tiến nhất giúp phát hiện nhanh dấu hiệu ung thư giai đoạn sớm, hỗ trợ người bệnh nhanh chóng phục hồi, trị bệnh triệt để, tiết kiệm tối đa chi phí.
  • Thế mạnh bệnh viện đa khoa: Các chuyên gia khoa Ung bướu có thể kết hợp với các bác sĩ khoa Ngoại Tim mạch – Lồng ngực, Ung bướu, Tai Mũi Họng, Nội tiết, Dinh dưỡng,… nhằm xây dựng kế hoạch điều trị đa mô thức, mang tính cá thể hóa cho bệnh nhân ung thư.

Để đăng ký khám tầm soát ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ qua thông tin sau:

Chiến đấu chống lại ung thư là một hành trình kéo dài và đòi hỏi bệnh nhân, gia đình luôn trong tâm thế sẵn sàng mọi phương diện. Để điều trị ung thư hiệu quả, yếu tố phát hiện bệnh giai đoạn sớm có ý nghĩa rất quan trọng. Phẫu thuật ung thư tuyến giáp chỉ áp dụng đối với trường hợp tế bào ung thư khu trú tại tuyến giáp, đồng nghĩa ung thư giai đoạn đầu. Do đó, mỗi người bất kể thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao hay không đều nên thăm khám sức khỏe định kỳ, dự phòng tầm soát ung thư tuyến giáp để có hướng xử trí phù hợp.


Source link

Trước:
Sau:

Check Also

Các gói tầm soát bàn chân đái tháo đường từ cơ bản tới chuyên sâu

Advertisements Bệnh đái tháo đường (còn gọi tiểu đường) là bệnh mạn tính điều trị …

Bạn đang xem 4 phương pháp phẫu thuật ung thư tuyến giáp: Chi phí bao nhiêu tiền?