Bệnh tiểu đường ăn trứng được không ? Lợi và hại ra sao?

Advertisements

Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ chế biến, tuy nhiên có chứa cholesterol. Vậy, người bệnh tiểu đường ăn trứng được không hay người tiểu đường có ăn trứng được không? Ăn trứng thế nào để an toàn cho sức khỏe người bệnh?

Bài viết được tư vấn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

tiểu đường ăn trứng được không

Giá trị dinh dưỡng và chỉ số đường huyết trứng

Để làm rõ vấn đề bệnh tiểu đường ăn trứng được không, trước tiên người bệnh cần tìm hiểu giá trị dinh dưỡng và chỉ số đường huyết của thực phẩm này. Trứng là thực phẩm có chỉ số đường huyết lẫn tải lượng đường huyết bằng 0. Điều này có nghĩa là việc tiêu thụ trứng sẽ không làm tăng mức đường huyết sau khi ăn. Giá trị dinh dưỡng có trong 100 g trứng gà mà người bệnh tiểu đường có thể tham khảo:

  • Năng lượng: 143 kcal
  • Chất đạm: 13 g
  • Chất bột đường: 0,72 g
  • Chất béo: 9,5 g; trong đó có 3,1 g chất béo bão hòa
  • Cholesterol: 372 mg
Giá trị dinh dưỡng và chỉ số đường huyết trứng
Tiểu đường ăn trứng được không là thắc mắc của nhiều người

Bệnh tiểu đường ăn được trứng không?

Người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn được trứng vì đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể như hàm lượng chất đạm cao cùng nhiều loại vitamin, khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe tổng thể. Trứng cũng không làm tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Việc tiêu thụ quá nhiều trứng được cho là tiềm ẩn nguy cơ thúc đẩy bệnh tim mạch, vì thực phẩm này chứa hàm lượng cholesterol cao (372 mg / 100 g). Tuy nhiên nếu ăn trứng ở mức cho phép thì sẽ đảm bảo an toàn và có lợi cho sức khỏe. Trên thực tế, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung trứng vào chế độ dinh dưỡng (khoảng 4 quả / tuần) mà không phải lo lắng về nguy cơ dẫn đến biến chứng tim mạch.

banner khai trương tâm anh quận 8 mb

Trứng có tốt cho người tiểu đường không?

Người bệnh tiểu đường được ăn trứng với khối lượng vừa phải. Việc này sẽ góp phần cải thiện sức khỏe của người bệnh tiểu đường, bởi vì:

  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết và tạo cảm giác no lâu: Trứng là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào giúp tạo cảm giác no lâu, nhờ vậy người bệnh tiểu đường sẽ hạn chế dung nạp các loại thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây tăng đường huyết.
  • Giúp tăng cường sức đề kháng và sức khỏe tổng thể: Ngoài cung cấp đạm, trứng còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin nhóm B, vitamin D, selen, canxi, choline… Nhờ vậy, tiêu thụ trứng góp phần nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, hỗ trợ chức năng thần kinh, thị lực cho người bệnh tiểu đường.

Tiểu đường có thể được ăn bao nhiêu trứng?

Mặc dù câu trả lời cho thắc mắc tiểu đường có ăn được trứng không là được ăn, thế nhưng người bệnh không nên ăn quá 1 quả trứng trong ngày. Bởi vì, người bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ tối đa từ 200 – 300 mg cholesterol trong ngày, trong khi đó 1 quả trứng gà cung cấp khoảng 186 mg cholesterol. Do đó, để đảm bảo tính đa dạng trong khẩu phần ăn, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khối lượng tiêu thụ trứng gà trong chế độ dinh dưỡng và bổ sung thêm các nguồn thực phẩm khác.

Tiểu đường ăn nhiều trứng có an toàn không?

Tiểu đường ăn trứng được không có nghĩa là nên dung nạp quá mức. Việc tiêu thụ quá nhiều trứng có thể gây áp lực cho hệ tiêu hóa và tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe, đặc biệt là trứng muối vì ăn nhiều loại trứng này có thể gây dư thừa muối, dẫn đến biến chứng tiểu đường liên quan hệ tim mạch.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cần hạn chế tiêu thụ trứng vữa (trứng ung) vì loại trứng này có xu hướng dễ bị hư hỏng trong thời gian ngắn, tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc hoặc nhiễm khuẩn. Tốt hơn hết, người bệnh tiểu đường nên ăn uống đa dạng, tránh dung nạp quá mức hoặc quá ít trứng hay bất kỳ loại thực phẩm nào.

Vậy, người bệnh tiểu đường ăn được trứng không? Tóm lại, câu trả lời là có, người bệnh tiểu đường được ăn khoảng 4 quả trứng mỗi tuần.

Tiểu đường ăn nhiều trứng có an toàn không?
Người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khối lượng tiêu thụ trứng

Cách ăn trứng tốt hơn cho người bệnh tiểu đường

Bên cạnh việc làm rõ vấn đề tiểu đường có được ăn trứng không, người bệnh cần lưu ý một số điều sau để bảo vệ sức khỏe tối ưu:

  • Kiểm soát khối lượng tiêu thụ: Người bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ khoảng 1 quả trứng trong ngày để đảm bảo tính đa dạng các loại thực phẩm trong khẩu phần, tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
  • Kết hợp với các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe: Người mắc bệnh tiểu đường nên kết hợp trứng cùng các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất để góp phần cân bằng lượng dinh dưỡng dung nạp vào cơ thể.
  • Chế biến đúng cách: Để hạn chế dung nạp quá mức chất béo bão hòa, người bệnh tiểu đường nên ưu tiên ăn trứng được chế biến bằng phương pháp luộc hoặc hấp thay vì chiên, xào, rán sử dụng nhiều dầu mỡ.
  • Chọn sử dụng trứng tươi: Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như giữ được tối đa hàm lượng dinh dưỡng trong trứng, người bệnh tiểu đường nên chọn sử dụng trứng tươi, được bảo quản đúng cách, không bị hư hỏng.

Xem  thêm:

Gợi ý một số món ăn với trứng ngon và tốt cho người bị tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có ăn được trứng không còn phục thuộc vào cách chế biến thực phẩm này. Một số gợi ý về công thức chế biến món ăn với trứng an toàn và phù hợp với người bệnh tiểu đường:

1. Lòng trắng trứng hấp hải sản

Nguyên liệu:

  • Lòng trắng quả trứng gà: 6 quả
  • Nước dùng gà: 200 ml
  • Cồi sò điệp: 80 g
  • Tôm tươi: 50 g
  • Cải thìa: 50 g
  • Nấm hương: 20 g
  • Bột bắp: 10 g
  • Dầu hạt cải: 15 ml
  • Gia vị: Muối, tiêu xay, dầu mè

Các bước thực hiện:

  • Đầu tiên, rửa sạch, lột vỏ và thái nhỏ tôm tươi; rửa sạch và thái nhỏ cồi sò điệp, nấm hương, cải thìa.
  • Sau đó, ướp tôm và cồi sò điệp cùng với ⅓ muỗng cà phê tiêu xay, ¼ muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê dầu mè trong khoảng 10 phút.
  • Kế tiếp, khuấy đều nước dùng gà với lòng trắng trứng, sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc kín và hấp cách thủy trong khoảng 10 phút với lửa vừa.
  • Tiếp tục, làm nóng chảo với dầu hạt cải và cho các nguyên liệu vào xào bao gồm sò điệp, tôm, nấm hương, cải thìa.
  • Sau đó, hòa tan 2 muỗng bột bắp với nước lỏng và cho từ từ vào chảo, đảo đều đến khi đạt độ sệt mong muốn.
  • Cuối cùng, cho hỗn hợp hải sản lên trên bề mặt lòng trắng trứng đã được hấp chín và thưởng thức khi còn nóng.

2. Trứng gà nướng

Nguyên liệu:

  • Trứng gà: 5 quả
  • Gia vị: Nước mắm, đường, muối, tiêu xay.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, chọc 1 lỗ nhỏ trên quả trứng và dùng ống xi lanh hút hết phần lòng trắng lẫn lòng đỏ trứng ra ngoài, làm lần lượt hết số trứng đã chuẩn bị. Lưu ý, giữ lại vỏ trứng để tạo hình cho món ăn.
  • Sau đó, nêm nếm vào hỗn hợp lòng đỏ và lòng trắng trứng các loại gia vị bao gồm 2 muỗng cà phê nước mắm, ¼ muỗng muối, 1 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê tiêu xay và khuấy đều.
  • Kế tiếp, dùng ống xi lanh bơm hỗn hợp trứng đã nêm nếm gia vị lần lượt vào các vỏ trứng ban đầu. Lưu ý, không nên bơm quá đầy để hạn chế nguy cơ bị vỡ trong lúc chế biến.
  • Tiếp tục, hấp các quả trứng trong khoảng 15 phút cho đến khi chín đều thì nướng trên bếp than hoặc lò nướng khoảng 5 – 10 phút để tạo mùi thơm cho món ăn.
  • Cuối cùng, thưởng thức món ăn khi còn nóng, có thể dùng kèm với rau răm, muối tiêu chanh nếu thích.
món ăn với trứng ngon và tốt cho người bị tiểu đường
Tiểu đường ăn trứng được không? Câu trả lời là có và trứng gà nướng là gợi ý phù hợp cho thực đơn dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường

3. Trứng hấp tam sắc

Nguyên liệu:

  • Trứng gà: 2 quả
  • Trứng bắc thảo: 1 quả
  • Trứng vịt muối: 1 quả
  • Gia vị: Đường, hạt nêm, một ít muối, tiêu xay, rượu trắng

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, tách riêng lòng đỏ và lòng trắng của 2 trứng gà. Cho phần lòng trắng 2 quả trứng gà vừa tách vào cùng tô với 2 quả trứng gà còn lại. Tách riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng vịt muối (chỉ lấy lòng đỏ). Trứng bắc thảo lột vỏ và thái nhỏ cùng với lòng đỏ trứng vịt muối.
  • Kế tiếp, cho phần lòng đỏ trứng muối và trứng bắc thảo đã thái nhỏ vào tô trứng gà, nêm nếm gia vị bao gồm 1 muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê hạt nêm ít muối, 1 muỗng cà phê tiêu xay, 1 muỗng cà phê rượu trắng và khuấy đều.
  • Tiếp tục, hấp cách thủy hỗn hợp trứng vừa khuấy trong khoảng 20 phút.
  • Sau đó, đánh tan 2 lòng đỏ trứng đã tách ban đầu để cho lên trên bề mặt hỗn hợp trứng đang hấp cách thủy và hấp thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Cuối cùng, trình bày món ăn ra đĩa và thưởng thức cùng cơm nóng.

4. Trứng cút lộn um bầu

Nguyên liệu:

  • Trứng cút lộn: 10 quả
  • Quả bầu: 1 quả nhỏ
  • Mồng tơi: 100 g
  • Rau răm: 20 g
  • Hành tím băm nhỏ: 2 muỗng cà phê
  • Ớt: 2 quả
  • Dầu hạt cải: 15 ml
  • Hạt nêm ít muối: 2 muỗng cà phê

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, luộc chín, bóc vỏ trứng cút lộn; rửa sạch, gọt vỏ và thái khoanh quả bầu; rửa sạch, thái nhỏ rau mồng tơi và rau răm.
  • Kế tiếp, chuẩn bị nồi nhỏ và phi thơm hành tím băm với dầu hạt cải, sau đó cho thêm 300 ml nước lọc hoặc nước dùng vào đun sôi. Tiếp tục, thêm trứng cút lộn đã bóc vỏ vào đun khoảng 5 phút.
  • Kế tiếp, nêm nếm 2 muỗng cà phê hạt nêm ít muối vào nồi, cho bầu đã thái khoanh vào đậy nắp lại nấu với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút.
  • Sau đó, thêm rau mồng tơi vào nấu thêm khoảng 1 phút thì tắt bếp và cho rau răm vào.
  • Cuối cùng, trình bày món ăn ra tô và thưởng thức khi còn nóng.

5. Canh trứng cải thảo

Nguyên liệu:

  • Thịt nạc heo xay: 100 g
  • Cải thảo: 100 g
  • Trứng gà: 2 quả
  • Dầu hạt cải: 15 ml
  • Tỏi băm: 1 muỗng cà phê
  • Gia vị: Hạt nêm ít muối, đường, tiêu xay.

Các bước chế biến bao gồm:

  • Đầu tiên, rửa sạch và thái nhỏ cải thảo; đánh tan 2 quả trứng vào tô.
  • Sau đó, phi thơm tỏi băm với dầu hạt cải và cho thịt heo xay vào xào.
  • Kế tiếp, thêm 300 ml nước vào đun sôi thì cho cải thảo vào nấu khoảng 5 phút.
  • Tiếp tục, nêm nếm 1 muỗng cà phê hạt nêm ít muối, 1 muỗng cà phê đường vào nồi canh.
  • Sau đó, cho từ từ trứng gà đã đánh tan vào nồi canh, nấu thêm khoảng 2 phút thì tắt bếp.
  • Cuối cùng, trình bày món ăn ra tô và rắc thêm một ít tiêu xay lên trên rồi thưởng thức.

Những nguồn đạm có thể thay thế trứng cho người bị tiểu đường

1. Các loại cá

Các loại cá, đặc biệt là cá béo như cá thu, cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ… cung cấp hàm lượng axit béo omega-3 và chất đạm cao. Thường xuyên tiêu thụ các loại cá béo và hạn chế thịt đỏ có thể giúp người bệnh tiểu đường no lâu, ngăn chặn phản ứng viêm, kiểm soát mức đường huyết, góp phần ngăn chặn nguy cơ khởi phát biến chứng tiểu đường liên quan về tim mạch.

Những nguồn đạm có thể thay thế trứng cho người bị tiểu đường
Các loại cá béo cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường

2. Các loại đậu

Các loại đậu như đậu gà, đậu ngự, đậu nành, đậu xanh… là nguồn cung cấp chất xơ, chất đạm, chất chống oxy hóa và vitamin. Bổ sung các loại đậu vào chế độ dinh dưỡng có thể góp phần giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát mức mỡ máu và mức đường huyết, từ đó ngăn chặn quá trình tiến triển của bệnh.

3. Ức gà bỏ da

Ức gà bỏ da là thực phẩm giàu protein, ít chất béo có lợi cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Ưu tiên ức gà bỏ da thay vì các loại thịt đỏ sẽ giúp người bệnh tiểu đường no lâu hơn, đồng thời góp phần bổ sung chất đạm giúp cơ thể xây dựng tế bào. Loại thực phẩm này còn cung cấp nhiều dưỡng chất giúp người bệnh nâng cao sức khỏe tổng thể như magie, vitamin B6, vitamin D, canxi, kali.

4. Tôm

Tôm là nguồn cung cấp axit béo omega-3 và chất đạm dồi dào, đảm bảo đủ năng lượng và hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết ở ngưỡng an toàn, nhờ vậy giảm thiểu nguy cơ khởi phát các biến chứng liên quan về tim mạch.

5. Các sản phẩm từ sữa tách béo

Các chế phẩm được làm từ sữa tách béo cung cấp đa dạng vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường, bao gồm vitamin nhóm B, vitamin D, selen, phốt pho, canxi, protein… Ưu tiên nhóm thực phẩm này sẽ góp phần giúp người bệnh tiểu đường tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe tổng thể, kiểm soát mức đường huyết ổn định.

Để biết thêm thông tin về chế độ dinh dưỡng chuyên biệt giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, người bệnh có thể đến Chuyên khoa Dinh dưỡng Tiết chế tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 để bác sĩ thăm khám và tư vấn chi tiết.

Tóm lại, tiểu đường ăn trứng được không, ăn với khối lượng bao nhiêu phụ thuộc vào thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người bệnh. Để bảo vệ sức khỏe cũng như tối ưu lợi ích từ trứng, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về khối lượng tiêu thụ trứng an toàn và phù hợp với cơ thể. Người bệnh tiểu đường cần kiểm soát lượng đường huyết thường xuyên, dùng thuốc và tái khám định kỳ với bác sĩ nội tiết.


Source link

Trước:
Sau:

Check Also

Bệnh lùn tuyến yên có sinh con được không? Cần lưu ý những gì?

Advertisements Các rối loạn chức năng tuyến yên có thể mang tính di truyền, một …

Bạn đang xem Bệnh tiểu đường ăn trứng được không ? Lợi và hại ra sao?