Béo phì ảnh hưởng đến xương khớp như thế nào? Có gây hại không?

Advertisements

Béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến các vấn đề sức khỏe như: tăng huyết áp, tiểu đường type 2, tăng cholesterol, bệnh mạch vành, đột quỵ… Ngoài ra, thừa cân, béo phì cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe xương khớp, thông qua các yếu tố cơ học, nội tiết và viêm khác nhau. Vậy béo phì ảnh hưởng đến xương khớp như thế nào? Dưới đây là những thông tin được thạc sĩ bác sĩ CKI Hà Thị Ngọc Bích, Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, chia sẻ.

Béo phì ảnh hưởng đến xương khớp

Béo phì ảnh hưởng đến xương khớp như thế nào?

Béo phì là yếu tố làm tăng nguy cơ đau khớp, tổn thương khớp và viêm xương khớp, đặc biệt là các khớp chịu lực như: đầu gối, hông và mắt cá chân. Cân nặng thừa gây áp lực lên khớp, khiến sụn trơn ở đầu xương bắt đầu bị mòn và tổn thương, khởi đầu cho tình trạng viêm xương khớp, đau và cứng khớp. Cân nặng dư thừa cũng gây áp lực lên gân và các mô liên kết quanh khớp, có thể dẫn đến viêm gân. (1)

Béo phì ảnh hưởng đến xương khớp không chỉ thông qua tình trạng viêm và đau mà còn làm giảm mật độ xương, tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương, cụ thể:

  • Béo phì ảnh hưởng đến cơ chế tái tạo xương.
  • Người thừa cân, béo phì mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ gãy xương cao hơn bình thường.
  • Khi béo phì, cơ thể sản sinh ra một số hoạt chất tấn công xương và làm xương yếu đi.
  • Tế bào mỡ và tế bào tái tạo xương được sản sinh từ ​​cùng một tế bào gốc. Vì vậy, nếu nhiều tế bào mỡ được hình thành nhiều hơn, quá trình sản sinh tế bào tạo xương sẽ chậm lại, khiến chất lượng xương suy giảm.

Các vị trí đau nhức xương khớp thường gặp ở người thừa cân

Béo phì ảnh hưởng đến xương khớp nghiêm trọng. Người thừa cân, béo phì thường đau nhức ở các vị trí khớp chịu lực, như: vai, khớp gối, háng, cột sống, mắt cá chân, bàn chân.

Nghiên cứu “Mối liên quan giữa thừa cân, béo phì và nguy cơ lâm sàng thoái hóa khớp gối, hông và bàn tay” (2016) của Carlen Reyes và các cộng sự đăng trên tạp chí Arthritis & Rheumatology đã phát hiện ra rằng: người thừa cân có nguy cơ viêm khớp gối cao gấp đôi, người béo phì độ I và II có nguy cơ cao gấp 3,1 lần và 4,7 lần so với người bình thường. Không chỉ khớp chịu lực bị ảnh hưởng mà béo phì còn liên quan đến tình trạng viêm, đau nhức xương khớp ở ngón tay và cổ tay. (2)

Bệnh xương khớp phổ biến ở người béo phì

Người béo phì có thể mắc các bệnh xương khớp phổ biến như: (3)

1. Đau khớp – Viêm khớp

Đau khớp là một trong những “nỗi khổ” của người béo phì. Tình trạng béo phì có liên quan đến áp lực cơ học tác động lên các khớp chịu lực. Trọng lượng đè lên khớp càng lớn, khớp càng chịu áp lực và gây đau. Theo nghiên cứu “Giảm cân làm giảm áp lực khớp gối ở người lớn tuổi thừa cân, béo phì bị thoái hóa khớp gối” (2005) của Stephen P Messier và các cộng sự, giảm 1 pound (tương đương khoảng 450g) trọng lượng cơ thể giúp giảm đến 4 lần tải trọng lên khớp gối. (4)

Đăng ký tư vấn về thừa cân, béo phì tại đây

button tư vấn thừa cân béo phì

Tùy theo cường độ hoạt động hàng ngày của mỗi người, áp lực này sẽ dẫn đến những tổn thương đáng kể. Đó là lý do tại sao người béo phì có nguy cơ thay khớp gối cao hơn 20 lần so với người có cân nặng bình thường. Béo phì cũng có thể làm thay đổi dáng đi và gây áp lực lên nhiều khớp xương khác.

2. Loãng xương

Loãng xương là rối loạn chuyển hóa xương do nhiều nguyên nhân, đặc trưng bởi tình trạng mất xương, thoái hóa cấu trúc vi mô, tăng độ giòn, giảm khả năng chịu lực và tăng nguy cơ gãy xương.

banner ưu đãi 500k đánh bay mỡ thừa

Nhiều nghiên cứu cho thấy các bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa (gồm: béo phì vùng bụng, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường…) có liên quan chặt chẽ đến loãng xương.

Người béo phì có nguy cơ thay khớp gối cao hơn 20 lần
Béo phì ảnh hưởng đến xương khớp như thế nào? Người béo phì có nguy cơ thay khớp gối cao hơn 20 lần so với người có cân nặng bình thường.

3. Gãy xương

Một trong những tác hại của béo phì tới xương khớp là làm tăng nguy cơ gãy xương. Nghiên cứu về mối tương quan giữa cơ, mỡ và xương của Jasminka Z Ilich và cộng sự thực hiện năm 2014 đã chỉ ra rằng: sự tích tụ chất béo, tăng sản xuất leptin (hormone do tế bào mỡ tiết ra) trong máu có thể góp phần làm suy yếu cơ và xương, gây teo cơ và loãng xương, làm tăng nguy cơ gãy xương khi ngã ở người béo phì. (5)

4. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là dạng viêm khớp phổ biến. Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng khoảng 90% người bệnh viêm khớp dạng thấp bị mòn xương trong vòng 2 năm kể từ khi phát bệnh, dẫn đến biến dạng khớp, thậm chí tàn tật. Người bệnh viêm sụn khớp có nồng độ adiponectin, leptin và visfatin trong huyết tương cao hơn so với người khỏe mạnh. Visfatin là chất trung gian gây viêm gây ra sản xuất các chất chuyển hóa có hại cho sụn khớp, như: TNF-α, IL-1, IL-6, IL-8 và MMP. (6)

Thừa cân/béo phì có liên quan đến tỷ lệ mắc các bệnh tự miễn mạn tính, bao gồm viêm khớp dạng thấp. Bên cạnh đó, béo phì còn làm giảm khả năng phục hồi sụn khớp.

>>>Có thể bạn chưa biết: Tại sao béo phì lại tăng huyết áp?

Một số lưu ý giúp cải thiện sức khỏe xương khớp ở người béo phì

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Người thừa cân, béo phì cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, ưu tiên các loại thực phẩm nguyên chất, ít chất béo và đường, kiểm soát lượng calo nạp vào hàng ngày. Giảm số cân nặng thừa giúp bớt đi áp lực lên hệ cơ xương, nhờ đó làm giảm nguy cơ người béo phì ảnh hưởng đến xương khớp. (7)

Người béo phì nên áp dụng chế độ ăn lành mạnh
Người béo phì nên áp dụng chế độ ăn lành mạnh, tăng cường rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất.

2. Bổ sung vitamin D

Người béo phì nên chú ý bổ sung đầy đủ vitamin D và khoáng chất cần thiết, nhất là người đang trong quá trình ăn kiêng. Cơ thể cần vitamin D để hấp thụ canxi và khoáng chất, giúp xương chắc khỏe. Nhu cầu vitamin D với người từ 19 – 70 tuổi là 600IU/ngày. Người lớn từ 19 – 50 tuổi cần 1000mg canxi/ngày, người 50 tuổi trở lên cần 1200mg canxi/ngày.

Sau 70 tuổi, mỗi ngày cần cung cấp cho cơ thể 800IU vitamin D và 1200mg canxi. Có thể bổ sung canxi từ các thực phẩm như: sữa, phô mai và sữa chua, các loại hạt, đậu nành, các loại rau như cải xoăn, rau chân vịt và bông cải xanh. Vitamin D có thể được hấp thụ thông qua tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc các loại ngũ cốc, trái cây…

3. Tăng cường vận động

Đi bộ có thể giúp người béo phì hạn chế các nguy cơ béo phì ảnh hưởng đến xương khớp, làm chậm quá trình mất xương và có thể cải thiện mật độ xương. Nên bắt đầu với đi chậm, lựa chọn giày thoải mái và tăng dần cường độ. Có thể lựa chọn các môn thể thao khác như: chạy bộ, aerobic… và duy trì tập đều đặn 150 phút mỗi tuần.

Rèn luyện sức mạnh cơ bắp cũng là cách tăng mật độ xương. Cơ hoạt động bằng cách kéo xương để di chuyển, càng có nhiều khối lượng cơ, lực kéo này càng mạnh, nhờ đó giúp xương chắc khỏe hơn. Ngoài ra, có thể lựa chọn các bài tập kháng lực và luyện tập ít nhất 2 lần/tuần.

4. Thay đổi lối sống

Người béo phì nên xây dựng lối sống lành mạnh để giảm cân an toàn, bền vững, bao gồm duy trì các thói quen tốt như: ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên, dinh dưỡng khoa học và hạn chế căng thẳng.

5. Tránh hút thuốc và uống rượu

Hút thuốc lá gây suy yếu sức mạnh của xương và tăng nguy cơ gãy xương, khiến xương khó liền sau khi gãy. Rượu cũng là yếu tố làm suy giảm chất lượng xương, nhất là với người béo phì. Nghiên cứu của Anna Peeters và các cộng sự về tuổi thọ của người béo phì (2003) phát hiện ra rằng tuổi thọ của những người béo phì có hút thuốc thấp hơn 13 năm so với người cân nặng bình thường và không hút thuốc.

Người béo phì có nhu cầu khám, tư vấn, điều trị vấn đề cân nặng… có thể đến Trung tâm Giảm cân Tâm Anh. Đây là trung tâm điều trị béo phì đầu tiên tại Việt Nam đặt trong hệ thống bệnh viện đa khoa hiện đại, áp dụng mô hình điều trị toàn diện, đa mô thức, chuyên sâu, tiêu chuẩn quốc tế, giúp người thừa cân, béo phì có hình thể đẹp, giảm mỡ nội tạng, đẩy lùi bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của thừa cân, béo phì. Trung tâm có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều chuyên khoa:

  • Đơn vị Nội tiết điều trị nội khoa với các loại thuốc mới, được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Cơ quan Y tế châu Âu (EMA) công nhận toàn cầu.
  • Đơn vị Dinh dưỡng Chuyển hóa tư vấn dinh dưỡng và các thực đơn giảm cân lành mạnh, dễ áp dụng.
  • Đơn vị Vận động Thể chất hướng dẫn các bài tập giúp người thừa cân, béo phì tăng cơ, giảm mỡ, tăng sức bền.
  • Đơn vị Công nghệ cao ứng dụng các kỹ thuật không xâm lấn được FDA phê chuẩn như: kỹ thuật đông hủy mỡ, laser, sóng cao tần, radio và siêu âm chuyên sâu…
  • Ngoài ra, người bệnh được điều trị bằng can thiệp ngoại khoa đặt bóng làm đầy dạ dày hoặc phẫu thuật thu nhỏ dạ dày… khi có nhu cầu và được tư vấn bởi bác sĩ.
Anh Phạm Quốc Tuấn giảm chỉ số BMI sau 3 tháng điều trị
Anh Phạm Quốc Tuấn (35 tuổi) giảm 7kg cân nặng, 7cm vòng bụng, 35,3cm² mỡ nội tạng, 1,9kg/m² chỉ số BMI sau 3 tháng điều trị tại Trung tâm Giảm cân Tâm Anh.
Chị Lương Thị Loan Thanh giảm mỡ nội tạng sau 2 tháng rưỡi
Chị Lương Thị Loan Thanh (45 tuổi) giảm 9,9kg cân nặng, 28cm vòng bụng, 5cm vòng đùi, 5cm vòng bắp tay, 12,2cm² diện tích mỡ nội tạng sau 2,5 tháng điều trị tại Trung tâm Giảm cân Tâm Anh.

Để đặt lịch khám, tư vấn tại Trung tâm Giảm cân Tâm Anh, khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

Béo phì ảnh hưởng đến xương khớp, làm tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương và viêm khớp. Nhưng bạn vẫn có thể thay đổi điều này bằng cách xây dựng và duy trì những thói quen tốt cho sức khỏe. Có chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, kết hợp với vận động thường xuyên không chỉ giúp người béo phì giảm cân, khỏe mạnh hơn mà còn hạn chế những nguy cơ bệnh xương khớp hiệu quả.


Source link

Trước:
Sau:

Check Also

Bệnh lùn tuyến yên có sinh con được không? Cần lưu ý những gì?

Advertisements Các rối loạn chức năng tuyến yên có thể mang tính di truyền, một …

Bạn đang xem Béo phì ảnh hưởng đến xương khớp như thế nào? Có gây hại không?