Advertisements
Người bị tiểu đường có ăn cơm được không? Nếu được, nên ăn bao nhiêu là đủ vì loại thực phẩm này có chứa nhiều tinh bột hấp thụ nhanh? Chế độ ăn của người tiểu đường cần lưu gì để đảm bảo an toàn?
Để làm rõ vấn đề bị tiểu đường có ăn cơm được không, người bệnh cần tìm hiểu chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm này. Chỉ số đường huyết của một thực phẩm là thang đo giúp đánh giá tốc độ tăng mức đường huyết trong máu của một người sau khi người đó ăn loại thực phẩm đó 2 giờ, cụ thể:
- Tăng chậm khi chỉ số GI bằng hoặc cao hơn 55.
- Tăng trung bình khi chỉ số GI trong khoảng từ 56 – 69.
- Tăng nhanh khi chỉ số GI lớn hơn hoặc bằng 70.
Đối với cơm trắng, tùy vào cách vo và nấu gạo tẻ mà chỉ số đường huyết của cơm trắng có thể từ 70 – 79.6. Như vậy, cơm trắng có chỉ số đường huyết trên 70 và thuộc nhóm thực phẩm gây tăng đường huyết với tốc độ nhanh. Vậy, người bị tiểu đường có ăn cơm được không? Nếu được thì nên ăn bao nhiêu là vừa?
Người mắc bệnh tiểu đường ăn được cơm trắng với khối lượng vừa phải. Để tránh đường huyết tăng nhanh và thúc đẩy bệnh tiểu đường tiến triển, người bệnh cần kiểm soát chặt chẽ khối lượng và tần suất tiêu thụ loại thực phẩm này. Bởi như đã nói, chỉ số GI của cơm trắng ở mức cao nên khi tiêu thụ nhiều, cụ thể là trên 100 g / khẩu phần thì có thể khiến mức đường huyết tăng vọt.
Người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được cơm trắng, tuy nhiên không nên tiêu thụ quá mức. Theo các chuyên gia, để tránh làm tăng mức đường huyết đột ngột, người bị tiểu đường nên ưu tiên ăn thực phẩm giàu tinh bột phức hợp thay vì tinh bột hấp thu nhanh như cơm trắng.
Thực phẩm giàu tinh bột phức hợp như cơm nấu từ hạt diêm mạch, gạo lứt, ngũ cốc, … còn cung cấp hàm lượng chất xơ dồi dào. Điều này sẽ góp phần giúp kiểm soát mức đường huyết ổn định, tránh biến chứng tiểu đường nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.
Trên thực tế, cơm trắng không chỉ có chỉ số đường huyết (GI) cao mà tải lượng đường huyết (GL) cũng ở mức cao.
Chỉ số GL là thước đo giúp người bệnh đánh giá mức độ gây tăng đường huyết sau ăn thực phẩm, cụ thể:
- Mức độ thấp khi chỉ số GL bằng hoặc nhỏ hơn 10.
- Mức độ trung bình khi chỉ số GL dao động từ 11 đến 19.
- Mức độ cao khi chỉ số GL bằng hoặc cao hơn 20.
Trong khi đó, cơm trắng cho chỉ số GL từ 19.3 trở lên. Như vậy, dựa vào tải lượng đường huyết, người bệnh tiểu đường có thể tính toán khối lượng tiêu thụ cơm trắng trong ngưỡng an toàn với sức khỏe. Tham khảo như sau:
- Người bệnh nên tiêu thụ khoảng 100 g đối với trường hợp cơm trắng là nguồn carbohydrate duy nhất trong khẩu phần ăn.
- Người bệnh nên cắt giảm khối lượng tiêu thụ thấp hơn 100 g đối với trường hợp cơm trắng không phải là nguồn carbohydrate duy nhất trong khẩu phần ăn.
Tuy vậy, tốt hơn hết người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác khối lượng cơm trắng nên dùng trong khẩu phần ăn uống của mình, phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Vậy, người bị tiểu đường có nên ăn cơm không? Câu trả lời là được nhưng cần kiểm soát khối lượng tiêu thụ trong ngưỡng cho phép. Việc tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề “bị tiểu đường có nên ăn nhiều cơm?” là điều cần thiết giúp người bệnh xác định được khối lượng tiêu thụ an toàn, tránh nguy cơ khởi phát biến chứng nguy hiểm.
Về cơ bản, việc ăn quá nhiều cơm trắng có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh tiểu đường, tuy nhiên người bệnh cũng không cần phải loại bỏ hoàn toàn thực phẩm này ra khỏi khẩu phần ăn của mình. Điều quan trọng là cần tư vấn bác sĩ để biết số lượng cơm trắng mà mình có thể dùng hàng ngày một cách phù hợp.
Bên cạnh việc kiểm soát khối lượng tiêu thụ cơm trắng, người bị bệnh tiểu đường cần lưu ý một số điều sau đây để hạn chế rủi ro sức khỏe:
- Ưu tiên chọn gạo giàu chất xơ và tinh bột phức hợp để nấu cơm: Về cơ bản, cơm trắng được nấu từ gạo trắng (nếp, tẻ…) rất giàu tinh bột hấp thụ nhanh và cung cấp rất ít chất xơ. Còn các loại gạo khác như basmati, gạo lứt, gạo mầm… cung cấp chất xơ và tinh bột phức hợp dồi dào hơn, hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết hiệu quả.
- Kết hợp với thực phẩm giàu protein và chất béo tốt: Người bệnh tiểu đường nên ăn cơm trắng cùng thực phẩm giàu chất béo tốt và protein như thịt gia cầm bỏ da, các loại hạt, các loại cá béo, dầu ô-liu… Điều này sẽ góp phần giúp kiểm soát mức đường huyết trong ngưỡng an toàn thông qua cơ chế làm giảm khả năng hấp thu glucose từ cơm trắng vào máu.
- Kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ: Bổ sung chất xơ sẽ hỗ trợ làm chậm tốc độ tăng đường huyết sau ăn bằng cách hạn chế quá trình chuyển hóa carbohydrate thành glucose diễn ra ở ruột. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên ăn cơm trắng kèm với thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, …
- Hạn chế dùng gia vị trong quá trình chế biến: Tiêu thụ gia vị quá mức (đặc biệt là đường, muối…) có thể thúc đẩy các biến chứng tiểu đường liên quan đến thận, tim mạch, huyết áp tiến triển nhanh chóng. Vì vậy, trong quá trình chế biến cơm, người bệnh tiểu đường cần tránh dùng thêm gia vị và hạn chế ăn cơm cùng các món ăn quá nhiều gia vị.
- Ưu tiên nấu cơm bằng cách truyền thống: Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên ăn cơm được nấu bằng cách truyền thống tay vì cơm chiên với bơ, mỡ hoặc dầu ăn. Điều này sẽ giúp người bệnh hạn chế dung nạp dư thừa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm khởi phát biến chứng tiểu đường liên quan về tim mạch.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm: Người bệnh tiểu đường cần tránh ăn cơm trắng đã để quá lâu ngày, có hiện tượng bốc mùi và chuyển màu sắc lạ. Tốt hơn hết, người bệnh chỉ nên ăn cơm trắng được nấu trong ngày, hoặc được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh trong 24 giờ, hoặc ngăn đông từ 3 – 4 ngày. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ bị ngộ độc, khởi phát phản ứng viêm, rối loạn hệ tiêu hóa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn những loại thực phẩm sau để thay thế hoặc dùng xen kẽ, kết hợp trong thực đơn với cơm trắng:
1. Các loại đậu
Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên tiêu thụ các loại đậu thay vì cơm trắng. Bởi vì, các loại đậu như đậu nành, đậu gà, đậu đen, đậu đỏ, đậu Hà Lan… là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giàu protein thực vật và chất xơ. Bên cạnh đó, carbohydrate từ các loại đậu này vốn là tinh bột phức hợp. Do đó, sau khi ăn, cơ thể cần nhiều thời gian hơn mới có thể tiêu hóa và chuyển hóa chúng thành đường đi vào máu, góp phần “kiềm hãm” tốc độ tăng mức đường huyết.
2. Ngũ cốc nguyên hạt
Theo nghiên cứu, bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ dinh dưỡng khoa học có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2. Trên thực tế, các loại ngũ cốc nguyên hạt như hạt kê, yến mạch, hạt kiều mạch, gạo lứt… là thực phẩm giàu chất xơ, chất béo tốt, chất chống oxy hóa và vitamin, góp phần nâng cao sức đề kháng và giúp mức đường huyết luôn ổn định. Vốn là thực phẩm có chỉ số đường huyết ở mức thấp, vì vậy người bệnh tiểu đường nên ưu tiên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt thay vì ăn cơm trắng.
3. Các loại rau
Người bệnh tiểu đường có thể băm hoặc xay nhuyễn bông cải trắng / xanh, rau bắp cải và rang nhỏ lửa để tạo thành “cơm giả”. Bắp cải hay bông cải đều là thực phẩm không chứa chất béo có chỉ số đường huyết ở mức thấp, đồng thời cung cấp rất nhiều chất xơ, canxi, magie, vitamin C… Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên ưu tiên “cơm” làm từ các loại rau này thay vì cơm trắng nấu từ gạo tẻ.
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Tóm lại, người bệnh tiểu đường có ăn cơm được không? Câu trả lời là có, nhưng cần kiểm soát chặt chẽ. Bởi tiêu thụ cơm trắng quá mức có thể khiến mức đường huyết tăng cao và tăng đột ngột. Để biết thêm thông tin về vấn đề bệnh tiểu đường có được ăn cơm không và nhận tư vấn cụ thể cho từng trường hợp, người bệnh có thể đến thăm khám tại chuyên khoa Nội tiết, Dinh dưỡng – Tiết chế tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được bác sĩ giải đáp chi tiết.
Source link