So sánh tiểu đường type 1 và type 2: Giống và khác nhau thế nào?

Advertisements

Tiểu đường được ví như “kẻ giết người” thầm lặng, bởi bệnh thường diễn biến âm thầm trong thời gian dài, khiến người bệnh chủ quan, dẫn đến nguy cơ biến chứng trầm trọng. Tiểu đường được chia làm nhiều type, trong đó type 2 có tỉ lệ mắc cao nhất (chiếm 90% – 95% tổng số ca tiểu đường). Dưới đây là các thông tin so sánh tiểu đường type 1 và type 2 do thạc sĩ bác sĩ CKI Hà Thị Ngọc Bích, Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, chia sẻ.

so sánh tiểu đường type 1 và type 2

Bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, với đặc trưng lượng đường trong máu luôn cao hơn bình thường do cơ thể giảm tiết insulin, đề kháng insulin hoặc kết hợp cả hai. Người bệnh không thể tự chuyển hóa đường từ thức ăn hàng ngày thành năng lượng, tình trạng này kéo dài khiến lượng đường trong máu tích tụ và tăng dần.

Người bệnh tiểu đường type 1 và type 2 đều bị tổn thương nhiều tổ chức, cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là mạch máu. Biến chứng chính của bệnh tiểu đường bao gồm: biến chứng mạch máu lớn và biến chứng mạch máu nhỏ. Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến các cơ quan, hệ cơ quan như:

  • Biến chứng ở đáy mắt (bệnh võng mạc tiểu đường).
  • Biến chứng ở thận (bệnh thận tiểu đường).
  • Biến chứng thần kinh (bệnh thần kinh tiểu đường).
bệnh võng mạc tiểu đường có thể gây mờ mắt
Bệnh võng mạc tiểu đường có thể gây mờ mắt, khó nhìn vào ban đêm, lâu dài có thể dẫn đến mù lòa ở người bệnh tiểu đường type 1 và type 2.

Biến chứng mạch máu lớn ở bệnh tiểu đường là tình trạng xơ vữa động mạch, gây:

  • Đột quỵ do thiếu máu não, xuất huyết não hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua.
  • Bệnh cơ tim thiếu máu, nhồi máu cơ tim.
  • Bệnh mạch máu ngoại biên.

Ngoài ra, tiểu đường cũng gây nhiều tổn thương ở các cơ quan khác như: da, răng miệng, ảnh hưởng sức khỏe mẹ bầu và thai nhi… Đặc biệt, tổn thương trên da là một trong những dấu hiệu khởi phát góp phần giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Các bệnh da liễu ở người bệnh tiểu đường rất đa dạng, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng mạn tính khác. Ví dụ: tổn thương nhiễm khuẩn da hoặc bọng nước ở bàn chân có thể làm nặng thêm biến chứng bàn chân tiểu đường. Nếu không được xử lý, chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến cắt cụt chi.

banner khai trương phòng khám đa khoa tâm anh quận 7 mb

So sánh tiểu đường type 1 và type 2

Dưới đây là một số thông tin so sánh tiểu đường type 1 và type 2: (1)

Tiêu chí Bệnh tiểu đường type 1 Bệnh tiểu đường type 2
Tỉ lệ phổ biến Chiếm 5% – 10% tổng số người bệnh tiểu đường Chiếm 90% – 95% các ca tiểu đường
Nguyên nhân Phần lớn do nguyên nhân tự miễn, là các phản ứng tự miễn dịch trên tế bào beta tuyến tụy, gây viêm, tổn thương, hoại tử tế bào, dẫn đến giảm bài tiết insulin nội sinh. Không có insulin chuyển hóa, lượng đường trong máu tích tụ và tăng cao.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường type 1 gồm: sự kích hoạt cơ chế tự miễn của cơ thể; người bệnh phơi nhiễm một số loại virus nhất định; môi trường độc hại ảnh hưởng đến hệ miễn dịch; yếu tố di truyền.

Cơ thể không tiết đủ insulin hoặc không hoạt động đúng với chức năng của insulin, thậm chí kháng lại insulin, khiến lượng đường trong máu tăng không kiểm soát.

Nguyên nhân bệnh có thể đến từ các yếu tố: di truyền; thừa cân; lối sống kém vận động; tuổi tác…

Tuổi phát hiện bệnh Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường phát hiện ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên. Có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tập trung ở người trưởng thành >45 tuổi.
Tốc độ khởi phát Nhanh Chậm
Biểu hiện lâm sàng
  • Rất khát
  • Uống nhiều nước
  • Đi tiểu nhiều
  • Đái dầm ở trẻ em (dù trước đó không có)
  • Cảm giác đói
  • Sụt cân nhanh, bất thường
  • Tâm trạng cáu kỉnh
  • Mệt mỏi
  • Mắt mờ
  • Thường bị nhiễm trùng
  • Rất khát
  • Đi tiểu nhiều
  • Bàn tay, bàn chân bị tê hoặc ngứa
  • Xuất hiện vùng da sẫm màu, sần sùi quanh cổ hoặc nách (dấu gai đen)
  • Vết thương không lành
  • Sụt cân bất thường
  • Thường xuyên bị nhiễm trùng
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
Nhiễm toan ceton Thường gặp Ít gặp
Kháng thể:

  • Kháng đảo tụy (ICA)
  • Kháng Glutamic acid decarboxylase 65 (GAD 65)
  • Kháng Insulin (IAA)
  • Kháng Tyrosine phosphatase (IA-2)
  • Kháng Zinc Transporter 8 (ZnT8)
Dương tính Âm tính
Điều trị Bắt buộc dùng insulin Thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và/ hoặc insulin theo chỉ định của bác sĩ
Bệnh mắc kèm khi mới chẩn đoán: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì Thường không có, nếu có phải tìm bệnh khác mắc phải cùng lúc Thường có, đặc biệt là hội chứng chuyển hóa
Tiền sử mắc bệnh tự miễn khác Có thể có Hiếm
Phương pháp phòng ngừa bệnh Không thể phòng ngừa triệt để
  • Lối sống lành mạnh
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Vận động thường xuyên
  • Chế độ ăn uống khoa học

 

Đái tháo đường type 1 và type 2: loại nào nặng hơn?

Không thể khẳng định giữa type 1 và type 2 thì tiểu đường tuýp nào là nặng nhất. Bởi mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh cụ thể, không dựa vào thể bệnh.

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa có thể kiểm soát bằng thuốc. Người bệnh tiểu đường type 1 bắt buộc phải sử dụng insulin tổng hợp để bù đắp insulin nội sinh. Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể và tuổi của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định liều lượng insulin hàng ngày khác nhau. Với người bệnh tiểu đường type 2, bên cạnh sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thay đổi lối sống, bỏ thuốc lá và rượu bia, xây dựng chế độ ăn khoa học, đủ chất và vận động thể dục mỗi ngày.

người tiểu đường type 2 có tình trạng thừa cân
Người tiểu đường type 2 có tình trạng thừa cân, béo phì nên giảm cân để hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Người bệnh tiểu đường type 1 và type 2 nếu được chẩn đoán, phát hiện và điều trị đúng cách vẫn có thể khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ. Trong quá trình điều trị, người bệnh sẽ được theo dõi bởi bác sĩ từ nhiều chuyên khoa khác như Mắt, Thận, Tim mạch… để kiểm soát các biến chứng.

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường type 1 và type 2 hiệu quả

Xét nghiệm đường huyết là cách duy nhất tầm soát bệnh tiểu đường. Việc kiểm tra và phát hiện sớm bệnh có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm kịp thời tư vấn, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, lối sống phù hợp, hạn chế tốc độ tiến triển của bệnh. Đặc biệt, những người có nguy cơ cao cần phải nhanh chóng tầm soát như: có người thân gần gũi trong gia đình mắc tiểu đường (cha, mẹ, anh, chị, em…), người từ 45 tuổi trở lên, người thừa cân, béo phì, từng được xác định rối loạn đường huyết, người mắc bệnh tim mạch, phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ…

Dưới đây là một số lưu ý phòng bệnh tiểu đường type 1 và type 2:

  • Ăn nhiều rau và ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung chất xơ. Lựa chọn các thực phẩm giàu chất béo có lợi, như: dầu oliu, dầu hướng dương; hạt hạnh nhân, đậu phộng, hạt lanh, hạt bí ngô; cá hồi, cá thu, cá ngừ… Hạn chế các thức ăn giàu tinh bột, dầu mỡ, thức ăn nhanh…
  • Hạn chế các loại bánh kẹo, nước ép trái cây nhiều đường.
  • Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia.
  • Vận động thể thao mỗi ngày với các môn như: bơi lội, đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe…
  • Giảm cân nếu đang thừa cân, béo phì bằng cách áp dụng chế độ ăn kiêng lành mạnh, đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tránh chạy theo các phương pháp giảm cân phản khoa học, không được bác sĩ khuyến cáo.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ để phòng nhiễm trùng, điều trị ngay các tổn thương ngoài da, vệ sinh răng miệng,…
  • Ngủ đủ giấc.

Người bệnh tiểu đường hoặc khách hàng có nhu cầu tầm soát tiểu đường có thể đến Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM. Khoa chuyên tiếp nhận khám, tầm soát, tư vấn và điều trị các trường hợp đái tháo đường, đái tháo nhạt, bệnh rối loạn nội tiết tố liên quan đến tuyến yên, bệnh tuyến giáp, bướu cổ…

Với đội ngũ bác sĩ và các chuyên gia giàu kinh nghiệm; hệ thống máy móc hiện đại, nhập khẩu từ các nước Châu Âu, Mỹ; khu nội trú tiêu chuẩn khách sạn và dịch vụ chăm sóc y tế chuyên nghiệp, tận tâm, Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín mà người bệnh nên lựa chọn.

khách hàng nhận thuốc theo toa sau khi khám bệnh tiểu đường
Khách hàng nhận thuốc theo toa sau khi khám bệnh tiểu đường tại khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

Quá trình điều trị bệnh tiểu đường cần xuyên suốt và lâu dài. Với những thông tin so sánh tiểu đường type 1 và type 2 trên đây, bạn đọc có thể nhận biết bản thân và người thân đang có những dấu hiệu bệnh hay không. Nếu có, nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa uy tin để được tầm soát, tư vấn và điều trị kịp thời.


Source link

Trước:
Sau:

Check Also

Ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì, củ quả gì và ăn loại nào tốt?

Advertisements Rau củ quả và các loại hạt giàu dưỡng chất, nên có trong thực …

Bạn đang xem So sánh tiểu đường type 1 và type 2: Giống và khác nhau thế nào?