Suy giáp sau phẫu thuật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Advertisements

Suy giáp có thể xuất hiện sau khi người bệnh phẫu thuật tuyến giáp. Bệnh có thể kiểm soát và điều trị được. Tuy nhiên, người bệnh thường không tuân theo phác đồ điều trị, tái khám định kỳ nên gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy suy giáp sau phẫu thuật là gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu? Cách nhận biết triệu chứng và điều trị bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây được bác sĩ chuyên khoa II Trương Thị Vành Khuyên, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM giải đáp thắc mắc về bệnh suy giáp sau phẫu thuật và đưa ra một số lưu ý giúp người bệnh ngừa biến chứng nghiêm trọng về sau.

Suy giáp sau phẫu thuật

Suy giáp sau phẫu thuật là gì?

Suy giáp sau phẫu thuật là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ lượng hormone cho tuyến giáp, xảy ra sau phẫu thuật tuyến giáp. Khi cơ thể mắc hội chứng suy tuyến giáp sẽ gây rối loạn ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa. Bệnh suy tuyến giáp sau phẫu thuật có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Đặc biệt, phụ nữ trung niên và người cao tuổi thường mắc suy giáp sau phẫu thuật nhất.

Khi cơ thể giảm một lượng hormone tuyến giáp, sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hóa cũng ảnh hưởng. Hơn nữa, nữ giới mắc bệnh suy giáp sau phẫu thuật có thể rối loạn kinh nguyệt. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai, em bé có nguy cơ cao bị đần độn. Thậm chí, người bệnh suy giáp sau phẫu thuật kéo dài có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, người bệnh đặc biệt người sau khi phẫu thuật điều trị tuyến giáp cần đến khám bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường để được khám, chẩn đoán và lên phác đồ điều trị kịp thời, ngừa biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tỷ lệ bệnh suy giáp sau phẫu thuật

Tỷ lệ chung bệnh suy giáp sau phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp là 100%. Với người bệnh chỉ cắt bỏ một phần tuyến giáp, tỷ lệ này thay đổi tùy theo dân số nghiên cứu. Một nghiên cứu hồi cứu xác định những người bệnh bình giáp có bệnh tuyến giáp lành tính đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ một nửa tuyến giáp từ năm 2000-2010 tại các bệnh viện khu vực Kaiser Permanente Nam California. Tỷ lệ suy giáp nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) > 4 μIU/ml. Kết quả trong số 1.240 người bệnh bình giáp được xác định, 417 ca (34%) phát triển bệnh suy giáp và 314 ca (25% tổng số nhóm) cần dùng levothyroxine. Tỷ lệ suy giáp gia tăng theo tuổi. Tỷ lệ này ở 42-51 tuổi là 32%, 52 – 61 tuổi là 37% và từ 62 tuổi là 42% so với lứa từ 18-41 tuổi là 25%. Mức TSH trước phẫu thuật được phân nhóm từ dưới 1, 2, 3, 4 μIU/ml cho thấy suy giáp sau phẫu thuật thường gặp hơn khi TSH trước phẫu thuật cao hơn. Viêm tuyến giáp cũng là một yếu tố dự báo độc lập về nguy cơ suy giáp sau phẫu thuật. (1)

Phần lớn bệnh xuất hiện trong 6-12 tháng đầu sau phẫu thuật. Vì vậy, bác sĩ cần theo dõi thường xuyên nồng độ TSH trong huyết thanh ở tất cả người bệnh phẫu thuật cắt bỏ một nửa tuyến giáp.

Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao giúp quá trình khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với người bệnh.

Phần lớn bệnh suy giáp xuất hiện trong 6-12 tháng
Phần lớn bệnh suy giáp xuất hiện trong 6-12 tháng đầu sau phẫu thuật.

Yếu tố nguy cơ của bệnh suy giáp sau phẫu thuật

Một số yếu tố nguy cơ của bệnh suy giáp sau phẫu thuật, bao gồm:

  • Xuất hiện kháng thể kháng giáp.
  • Viêm tuyến giáp lympho.
  • Nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) cao và nồng độ thyroxine (T4) thấp trước khi phẫu thuật.
  • Số lượng mô tuyến giáp còn lại thấp.

Nguyên nhân suy giáp sau phẫu thuật

Nguyên nhân gây suy giáp sau phẫu thuật thường do cắt bỏ tuyến giáp. Càng ít mô tuyến giáp còn lại trong cơ thể sau phẫu thuật, người bệnh càng có nhiều khả năng cần điều trị thay thế tuyến giáp. Đặc biệt, người bệnh cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì chắc chắn cần điều trị thay thế. (2)

Ngoài ra, người bệnh đã chẩn đoán suy giáp sau phẫu thuật và đang điều trị suy giáp vẫn có thể bị suy giáp do một số nguyên nhân như: (3)

  • Không tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ kê đơn: Người bệnh quên uống thuốc hoặc không đúng thời gian trong phác đồ. Thuốc levothyroxine (hormone tuyến giáp) cần được uống trong thời điểm quy định cụ thể để được hấp thu tối ưu và đảm bảo liều lượng mỗi ngày. Vì vậy, người bệnh cần đáp ứng đúng lịch trình và liều thuốc trong phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Liều levothyroxin thấp, không phù hợp: Người bệnh dùng liều levothyroxine thấp, không thích hợp với nhu cầu của cơ thể. Trường hợp này, bác sĩ cần điều chỉnh liều lượng để đáp ứng tình trạng của người bệnh.
  • Các nguyên nhân khác: Một số bệnh gồm bệnh celiac, viêm dạ dày hoặc dùng các loại thuốc khác như canxi, sắt hoặc thuốc kháng histamine gây kém hấp thu hormone tuyến giáp.

Các triệu chứng suy giáp sau phẫu thuật

Một số triệu chứng suy giáp sau phẫu thuật, bao gồm:

  • Sự thay đổi mức năng lượng.
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thay đổi da, tóc và móng.
  • Thay đổi khẩu vị.
  • Thay đổi thói quen hàng ngày.
  • Thay đổi tâm trạng.

Suy giáp sau phẫu thuật sẽ dẫn đến biến chứng gì nếu không được điều trị kịp thời?

Những biến chứng suy giáp sau phẫu thuật, bao gồm:

  • Táo bón.
  • Thường cảm thấy lạnh.
  • Thay đổi da, tóc và móng.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
  • Bệnh phù niêm và dẫn đến hôn mê với một số dấu hiệu đặc trưng như nhiệt độ cơ thể thấp, nhịp tim thấp,…

Sau phẫu thuật tuyến giáp, nồng độ hormone tuyến giáp được theo dõi thường xuyên để điều trị kịp thời. Điều này nhằm giúp người bệnh tránh tình trạng suy giáp nặng hoặc kéo dài.

Phương pháp chẩn đoán suy giáp sau phẫu thuật

Phương pháp chẩn đoán suy giáp sau phẫu thuật chỉ cần thông qua các xét nghiệm máu đơn giản có thể nhận thấy triệu chứng bất thường. Bác sĩ sẽ đo nồng độ hormone kích thích tuyến giáp và thyroxine trong máu định kỳ sau phẫu thuật tuyến giáp để bổ sung hormone tuyến giáp và hướng dẫn liều lượng thuốc kịp thời.

Điều trị suy giáp sau phẫu thuật

Phương pháp điều trị chính trong hầu hết các trường hợp suy giáp sau phẫu thuật là sử dụng hormone giáp. Hiện, trên thị trường có nhiều chế phẩm hormone giáp được công nhận đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Hormone tuyến giáp nếu dùng quá ít sẽ không đủ để điều trị suy giáp. Ngược lại, nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn đến cường giáp do dùng thuốc. Cả 2 thái cực này đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, người bệnh cần được các bác sĩ khoa Nội Tiết – Đái tháo đường khám và điều chỉnh liều thuốc phù hợp.

Biện pháp ngăn ngừa suy giáp sau phẫu thuật

Biện pháp ngừa suy giáp sau phẫu thuật sẽ phân 2 trường hợp chính gồm người bệnh phẫu thuật cắt một phần tuyến giáp và toàn bộ tuyến giáp.

  • Ngừa suy giáp sau khi phẫu thuật cắt một phần tuyến giáp: Sau khi người bệnh phẫu thuật một phần tuyến giáp cần nghỉ ngơi để hồi sức. Người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ trong khoảng từ 3-6 tháng sau phẫu thuật. Bác sĩ có thể làm xét nghiệm và siêu âm để chẩn đoán chính xác hơn. Ngoài ra, người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Ngừa suy giáp sau khi phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp: Sau khi phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp cơ thể sẽ không sinh ra hormon tuyến giáp nữa. Vì vậy, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để ổn định và tránh suy tuyến giáp cho người bệnh. Đồng thời, bác sĩ cần theo dõi tình trạng sức khỏe người bệnh thường xuyên sau phẫu thuật để điều chỉnh lượng hormone giáp phù hợp.
Người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ
Người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ trong khoảng từ 3-6 tháng sau phẫu thuật.

Khi nào nên đến cơ sở y tế?

Sau khi phẫu thuật tuyến giáp người bệnh cần đến gặp bác sĩ tái khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân. Đặc biệt, người bệnh phẫu thuật toàn bộ tuyến giáp có khả năng mắc bệnh suy giáp rất cao. Ngoài ra, nếu người bệnh nhận thấy bản thân xuất hiện triệu chứng kể trên hoặc dấu hiệu bất thường khác, hãy đến gặp bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao giúp quá trình khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với người bệnh.

Đặt biệt, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM có các dịch vụ chuẩn 5 sao gồm:

  • Chọn bác sĩ, đặt lịch khám.
  • Hỗ trợ thanh toán bảo hiểm y tế.
  • Tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 1 trở lên về suy giáp.
  • Khu phòng nội trú chuẩn khách sạn.
  • Thực đơn ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng phù hợp với người bệnh.

>>>Có thể bạn chưa biết: Người bị suy giáp kiêng ăn gì? Nên ăn gì?

Ngoài ra, khoa còn liên tục cập nhật trang thiết bị hiện đại từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới tại như:

  • Máy xét nghiệm huyết học Sysmex XN1000: Máy phân tích huyết học 5 thành phần bạch cầu hiện đại. Máy đo được 21 thông số xét nghiệm cùng với 5 thành phần bạch cầu.
  • Máy xét nghiệm huyết học Sysmex CS-1600: Hệ thống máy phân tích đông máu hoàn toàn tự động, giúp phân tích các loại ống đóng, ống mở và cốc chứa mẫu trên cùng một khay tải mẫu; phân tích mẫu khẩn linh động. Hơn nữa, máy có chức năng kiểm tra chính xác tỷ lệ thành phần chất chống đông/máu (9:1).
  • Máy xét nghiệm Sinh hóa Roche Cobas 6000: Phân tích tự động hơn 2.500 xét nghiệm miễn dịch điện hóa phát quang ECLIA, 6.000 xét nghiệm sinh hóa và 500 xét nghiệm ELISA – xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme. Thời gian thực hiện các xét nghiệm được rút ngắn thông qua sự hợp nhất hệ thống sinh hóa và miễn dịch, giúp trả kết quả xét nghiệm nhanh chóng.
  • Hệ thống máy xét nghiệm nước tiểu: Roche Cobas u701, u601, u411 có tốc độ xử lý nhanh chóng, thiết bị đầu cuối phân tích cặn lắng và nhập kết quả chính xác. Cả 3 máy có bộ chứa chất thải tích hợp chứa 100 que thử giúp tránh tiếp xúc, ngăn chứa dễ dàng được đổ bỏ và làm sạch.

Suy giáp sau phẫu thuật là tình trạng lượng hormone tuyến giáp thấp xảy ra sau phẫu thuật tuyến giáp. Một số trường hợp, bệnh có thể chỉ xuất hiện tạm thời. Suy giáp sau phẫu thuật điều trị được. Điều quan trọng là bệnh cần được chẩn đoán sớm để ngừa các biến chứng do nồng độ tuyến giáp thấp. Thông qua bài này, mong rằng người bệnh nắm rõ tình trạng bệnh, nhận biết dấu hiệu bất thường và đến gặp bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường để được khám và điều trị kịp thời.


Source link

Trước:
Sau:

Check Also

6 cách trị tiểu đường tại nhà hiệu quả có thể bạn chưa biết

Advertisements Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một nhóm bệnh …

Bạn đang xem Suy giáp sau phẫu thuật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị