Tại sao béo phì lại tăng huyết áp? Cải thiện tình trạng như thế nào?

Advertisements

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), béo phì là nguyên nhân gây ra khoảng 2,8 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới (1). Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân tiềm ẩn của nhiều bệnh khác, như: cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường type 2, bệnh thận,… Tại sao béo phì lại tăng huyết áp? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này để bảo vệ sức khỏe và gìn giữ vóc dáng?

Tại sao béo phì lại tăng huyết áp

Nguyên nhân dẫn đến béo phì thường gặp

Béo phì là tình trạng tích tụ mỡ bất thường hoặc quá mức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tổ chức Y tế Thế giới sử dụng chỉ số BMI làm thước đo tiêu chuẩn thừa cân, béo phì. Chỉ số này được tính theo công thức: BMI = cân nặng (kg) / chiều cao² (m).

Dưới đây là bảng đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì theo tiêu chuẩn của WHO, áp dụng cho người châu Á:

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến béo phì là do dinh dưỡng. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác dẫn đến tình trạng này, cụ thể:

1. Do di truyền

Di truyền là một trong những nguyên nhân gây béo phì. Người sinh ra trong gia đình có ba, mẹ hoặc anh chị em bị béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

2. Chế độ sinh hoạt không phù hợp

Thức khuya, ngủ không đủ giấc; ăn quá nhiều, thường xuyên ăn vặt; ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột, đồ ăn nhiều dầu mỡ,… cũng là nguyên nhân gây béo phì.

3. Ít vận động thể thao

Khi không vận động đủ để đốt cháy lượng calo từ thức ăn, cơ thể sẽ dư thừa năng lượng và số calo này sẽ được cơ thể lưu trữ dưới dạng mỡ, gây béo phì.

Đăng ký tư vấn về thừa cân, béo phì tại đây

button tư vấn thừa cân béo phì

4. Nội tiết tố thay đổi

Một số thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, như: (2)

  • Tổn thương vùng hạ đồi do: chấn thương, bệnh lý ác tính, viêm nhiễm, suy sinh dục, giảm gonadotropin.
  • Hội chứng béo phì – sinh dục.
  • Suy giáp.
  • Hội chứng Cushing.
  • Cường thượng thận.
  • U tụy tiết insulin.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.
Lạm dụng đồ ăn nhanh là một nguyên nhân gây béo phì
Lạm dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ… là một trong những nguyên nhân gây béo phì.

Tại sao béo phì lại tăng huyết áp?

Béo phì gây tăng huyết áp tại vì khi cơ thể tích lũy quá nhiều mỡ, đặc biệt là mỡ nội tạng, áp lực lên tim và mạch máu tăng lên, làm việc bơm máu trở nên khó khăn hơn. Điều này dẫn đến việc gia tăng sức cản của mạch máu, làm huyết áp tăng cao.

Cơ chế tăng huyết áp do béo phì cũng rất phức tạp. Các cơ chế này bao gồm:

  • Hệ thần kinh giao cảm (SNS) hoạt động quá mức.
  • Kích thích hệ thống renin-angiotensin-aldosterone (RAAS) – nhóm hormone có nhiệm vụ điều hòa huyết áp và dịch ngoại bào của cơ thể.
  • Thay đổi các cytokine có nguồn gốc từ mô mỡ, như hormone leptin.
  • Kháng insulin.
  • Những thay đổi về cấu trúc và chức năng của thận.

Tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥90mmHg. Tăng huyết áp được xem là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Mối quan hệ giữa béo phì và tăng huyết áp đã được xác định rõ ràng. Theo ước tính, 65% – 78% trường hợp tăng huyết áp nguyên phát có liên quan đến béo phì. (3)

Mối liên quan giữa béo phì và bệnh tim mạch

Theo nghiên cứu của M. Javed Ashraf và các cộng sự về béo phì và các nguy cơ bệnh tim mạch (2013), các tác động trực tiếp của béo phì lên tim mạch có liên quan đến sự tăng tiết nhiều loại adipokine (gồm leptin, chemerin, resistin và nhiều cytokine khác, có nhiệm vụ điều chỉnh cân bằng năng lượng, khả năng miễn dịch, độ nhạy insulin, hình thành mạch máu, huyết áp, chuyển hóa lipid và cầm máu) từ mô mỡ dư thừa. (4)

Ngoài ra, béo phì gây tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường tuýp 2 và ngưng thở khi ngủ, từ đó gián tiếp đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch và suy tim.

Một số bệnh tim mạch có liên quan đến béo phì như:

  • Bệnh động mạch vành: béo phì làm tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa trong thành mạch máu, thu hẹp mạch máu, khiến máu khó lưu thông đến tim hơn, gây bệnh động mạch vành, tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ
  • Suy tim: tim của người béo phì phải hoạt động nhiều hơn bình thường để đáp ứng nhu cầu cao về vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng, lâu dài có thể dẫn đến suy tim. Tim làm việc quá nhiều cũng dẫn đến tình trạng tăng kích thước cơ tim (phì đại thất). Ngoài ra, béo phì có liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ, kéo theo các vấn đề về phổi và huyết áp, tăng nguy cơ suy tim.
  • Rung nhĩ: béo phì là yếu tố nguy cơ gây rung nhĩ. Đây là tình trạng nhịp tim rối loạn bất thường, gây khó thở, mệt mỏi và hình thành các cục máu đông.
  • Đột tử.

Ngoài ra, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở những người thừa cân, béo phì cũng cao hơn bình thường.

Tại sao béo phì lại tăng huyết áp? Béo phì gây tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu
Béo phì gây tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu… gián tiếp đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch và suy tim.

Điều trị tăng huyết áp ở người béo phì

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao béo phì lại tăng huyết áp, người bệnh cần được kiểm soát tình trạng này càng sớm càng tốt, để tránh những hệ lụy xấu ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là những lời khuyên để điều trị tăng huyết áp ở người béo phì:

1. Kiểm soát cân nặng hợp lý

Mục tiêu hàng đầu của điều trị tăng huyết áp liên quan đến béo phì là giảm cân, vì điều này làm đảo ngược các cơ chế bệnh sinh duy trì tăng huyết áp. Mỗi kg cân nặng giảm xuống, huyết áp cũng sẽ hạ khoảng 1mmHg. Về lâu dài, hiệu quả này sẽ giảm dần. Giảm 10kg cân nặng sẽ giúp huyết áp giảm khoảng 6mmHg.

Có nhiều phương pháp giảm cân, gồm: thay đổi lối sống, ăn kiêng, phẫu thuật, sử dụng thuốc,… Tùy vào tình trạng béo phì và mục tiêu giảm cân của người bệnh, bác sĩ sẽ kết hợp các phương pháp. Lưu ý, phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc đều có thể dẫn đến rủi ro biến chứng hoặc tác dụng phụ, do đó, những phương pháp này đều phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định và thực hiện.

2. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Các nguyên tắc ăn uống cho người béo phì có tăng huyết áp gồm:

  • Kiểm soát chế độ ăn là yếu tố chính của bất kỳ can thiệp giảm cân nào. Lượng calo ăn vào phải ít hơn nhu cầu cơ thể cần mỗi ngày. Thông thường, tổng lượng calo đầu vào chỉ nên tương đương 70% nhu cầu năng lượng. Như vậy cơ thể sẽ đốt mỡ thừa để cung cấp phần năng lượng thiếu hụt, từ đó giúp giảm cân.
  • Chế độ ăn cân đối, cung cấp đầy đủ các nhóm chất, bổ sung chất xơ và vitamin cần thiết: vitamin tan trong dầu, kali, sắt, axit amin,… giúp cơ thể không bị thiếu các vi chất dinh dưỡng.
  • Chỉ ăn 3 bữa/ngày, không ăn vặt.
  • Nên ăn ít muối, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ; tăng lượng nước; ăn nhiều trái cây tươi và rau; bổ sung cá, thịt nạc và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Kiêng bia, rượu, nước ngọt.
Người béo phì nên có chế độ ăn uống lành mạnh
Người béo phì nên có chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, các vitamin và khoáng chất…

3. Rèn luyện thể thao đều đặn

Thay đổi lối sống là “chìa khóa” để loại bỏ cân nặng dư thừa. Người béo phì nên lựa chọn các bài tập thể chất tăng sức bền, tập trung bình 3 – 5 lần/tuần, bắt đầu bằng bài tập cường độ thấp, sau đó tăng dần cường độ và thời lượng tập. Ngoài ra, có thể lựa chọn các môn thể thao có tính nhịp nhàng, đều đặn, thời gian kéo dài như: đi bộ, đạp xe, bơi lội…

4. Thăm khám bác sĩ để được tư vấn

Người bệnh nên phối hợp chặt chẽ với bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo hiệu quả giảm béo. Tùy theo thể trạng hiện tại, mục tiêu giảm cân,… bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về các phương pháp giảm cân phù hợp nhất. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng các loại thuốc. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc thực hiện các phương pháp giảm cân mà không có chỉ định của bác sĩ.

Địa chỉ điều trị tăng huyết áp ở người béo phì

Để điều trị tăng huyết áp ở người béo phì, người bệnh nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa, trực tiếp kiểm tra và được tư vấn bởi bác sĩ. Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì, hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là trung tâm điều trị béo phì đầu tiên tại Việt Nam đặt trong hệ thống bệnh viện đa khoa.

Với tiêu chí an toàn, hiệu quả, dễ thực hiện, Trung tâm hướng tới xây dựng phác đồ toàn diện, đa mô thức, chuyên sâu, tiêu chuẩn quốc tế, giúp khách hàng lấy lại vóc dáng và có cuộc sống khỏe mạnh, tự tin hơn. Trong đó:

  • Đơn vị Nội tiết giữ vai trò trung tâm trong điều trị nội khoa, kết hợp các loại thuốc mới được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ, Cơ quan Y tế châu Âu (EMA) công nhận toàn cầu.
  • Đơn vị Dinh dưỡng Chuyển hóa hướng dẫn người bệnh ăn uống bằng phương pháp dễ áp dụng nhưng hiệu quả.
  • Đơn vị Vận động Thể chất giúp người thừa cân béo phì tăng cơ, giảm mỡ, tăng sức bền.
  • Đơn vị Công nghệ cao ứng dụng các máy móc, các kỹ thuật không xâm lấn được FDA phê chuẩn, an toàn, giúp giảm mỡ từng vùng như: kỹ thuật đông hủy mỡ, laser, sóng cao tần, radio và siêu âm chuyên sâu,… kết hợp điều trị bằng can thiệp ngoại khoa đặt bóng làm đầy dạ dày hoặc phẫu thuật thu nhỏ dạ dày,… (nếu có nhu cầu và chỉ định), giúp rút ngắn thời gian hồi phục, hiệu quả cao, nhanh chóng.
tư vấn cho khách hàng về tình trạng cân nặng
Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đang tư vấn cho khách hàng về tình trạng cân nặng.

Khách hàng có nhu cầu đặt lịch khám, tư vấn, điều trị vấn đề cân nặng tại Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì, hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, vui lòng liên hệ theo thông tin:

Trên đây là những thông tin giải đáp tại sao béo phì lại tăng huyết áp, mối quan hệ giữa béo phì và tăng huyết áp, béo phì và nguy cơ bệnh tim mạch. Người béo phì cần nghiêm túc thực hiện những thay đổi tích cực trong lối sống, dinh dưỡng, vận động; tham khảo lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa để giảm cân hiệu quả, an toàn, phòng ngừa các nguy cơ về sức khỏe như: bệnh tim mạch, bệnh thận, tiểu đường,…


Source link

Trước:
Sau:

Check Also

Bệnh lùn tuyến yên có sinh con được không? Cần lưu ý những gì?

Advertisements Các rối loạn chức năng tuyến yên có thể mang tính di truyền, một …

Bạn đang xem Tại sao béo phì lại tăng huyết áp? Cải thiện tình trạng như thế nào?