Home / Sức khỏe / Bệnh thường gặp (page 3)

Bệnh thường gặp

Bệnh suy giáp là thiếu chất gì? Nguồn bổ sung dưỡng chất tốt

Suy giáp xuất hiện ở 4,6% dân số (với tỷ lệ dưới lâm sàng cao hơn so với lâm sàng), trong khi cường giáp chỉ xuất hiện ở 1,3% dân số (với tỷ lệ dưới lâm sàng và lâm sàng gần bằng nhau) (1). Nếu bệnh diễn biến nặng hơn có khả năng gây các cơn đau thắt ngực khi người bệnh gắng sức, tràn dịch màng tim, nghiêm trọng hơn là suy tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí tử vong đột ngột. Dưới đây là các thông tin giải đáp bệnh suy giáp là thiếu chất gì, bổ sung dưỡng chất gì để giảm nguy cơ suy giáp. Bệnh suy giáp là gì? Bệnh suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém, không tạo đủ hormone tuyến giáp để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, có hình cánh …

Xem thêm

Suy giáp khi mang thai (suy giáp thai kỳ): Nguyên nhân và cách điều trị

Suy giáp là rối loạn tuyến giáp liên quan đến thai kỳ phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 3% – 5% phụ nữ mang thai. Người bệnh không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng nên rất khó phát hiện từ sớm, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy suy giáp khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi? Nguyên nhân và cách điều trị nào là tối ưu nhất? Nguyên nhân bị suy giáp khi mang thai là gì? Nguyên nhân bệnh suy giáp phổ biến nhất là viêm tuyến giáp Hashimoto. Đây là rối loạn tự miễn, do hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể tấn công tuyến giáp, gây viêm và tổn thương, làm suy giảm khả năng sản xuất hormone giáp. (1) Các nguyên nhân khác …

Xem thêm

Suy giáp dưới lâm sàng: Nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng

Suy giáp dưới lâm sàng xảy ra ở 3% – 8% dân số nói chung. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng của bệnh là gì? BS.CKI Đỗ Tiến Vũ, Đơn vị Nội tiết – Đái tháo đường, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 và Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ thông tin đến độc giả qua bài viết sau. Suy giáp dưới lâm sàng là gì? Suy giáp dưới lâm sàng được chẩn đoán khi nồng độ hormone tuyến giáp (T4) nằm trong phạm vi tham chiếu bình thường nhưng nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) trong huyết thanh lại tăng nhẹ. “Dưới lâm sàng” mô tả tình trạng chưa quá nghiêm trọng để gây ra các triệu chứng rõ ràng. Bệnh này chưa phải là suy giáp, tuy nhiên nếu không được điều trị …

Xem thêm

Top 2 phòng khám tuyến giáp ở TPHCM tốt và uy tín hiện nay

Phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới, nhất là phụ nữ trung niên. Lựa chọn phòng khám tuyến giáp ở TPHCM tốt có thể giúp người bệnh tiếp cận với các phương pháp điều trị mới, an toàn, được tư vấn và điều trị bởi các bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm, tăng hiệu quả điều trị. Dưới đây là thông tin giải đáp thắc mắc: Khám tuyến giáp ở đâu uy tín tại TPHCM?  Các tiêu chí chọn phòng khám tuyến giáp ở TPHCM Để lựa chọn phòng khám tuyến giáp ở TPHCM tốt và uy tín, người bệnh nên dựa theo các tiêu chí sau: 1. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao Đội ngũ bác sĩ đóng vai trò rất quan trọng, bởi đây là những người trực tiếp khám, tư vấn và điều trị cho người bệnh. Do …

Xem thêm

Bị ung thư tuyến giáp có sinh con được không? Có nên không?

Hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khả năng sinh sản ở nữ giới thông qua nhiều cơ chế khác nhau, như thời gian rụng trứng, nồng độ estrogen trong cơ thể… Vậy nữ giới mắc ung thư tuyến giáp có sinh con được không? Hãy cùng tìm hiểu qua chia sẻ của bác sĩ Chuyên khoa I Phạm Thanh Huyền, khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM. Các hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khả năng sinh sản, thụ thai và mang thai. Khi chức năng tuyến giáp rối loạn, có thể gây các vấn đề về kinh nguyệt, khả năng sinh sản kém, các biến chứng trong thai kỳ như sẩy thai, sinh non, nhẹ cân khi sinh (1)… Vậy người mắc ung thư tuyến giáp có sinh con được không ? Ung thư …

Xem thêm

Đái tháo nhạt ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh đái tháo nhạt ở trẻ em là tình trạng hiếm gặp, nguyên nhân do thận không thể cô đặc nước tiểu trong cơ thể khiến tăng tần suất và lượng nước tiểu. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đái tháo nhạt ở trẻ em như thế nào? Qua bài viết sau, thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Phó khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh Hà Nội tư vấn rõ về vấn đề này. Bệnh đái tháo nhạt ở trẻ em là gì? Bệnh đái tháo nhạt ở trẻ em là tình trạng cơ thể không có đủ hormone chống bài niệu (ADH), còn được gọi là vasopressin – hormone giúp thận giữ lượng nước thích hợp trong cơ thể dẫn đến liên tục khát nước, tăng tần suất tiểu và lượng nước thải ra ngoài lớn. ADH được tiết ra bởi …

Xem thêm

Rối loạn tuyến yên là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tuyến yên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống nội tiết của cơ thể. Tuyến này có nhiệm vụ sản xuất và giải phóng nhiều loại hormone kiểm soát hoạt động của các tuyến đích khác, gồm: tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục và một số chức năng khác như tiết sữa, tăng trưởng… Các rối loạn tuyến yên có thể dẫn đến suy giảm chức năng nhiều cơ quan khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy rối loạn ở tuyến yên là gì, dấu hiệu bệnh thế nào? Rối loạn tuyến yên là gì? Rối loạn tuyến yên là tình trạng bất thường tại tuyến yên, do u hoặc bất thường về cấu trúc, gây rối loạn hormone tuyến yên, khiến tuyến yên không giải phóng đủ hoặc giải phóng quá mức một hay một số loại hormone. Rối loạn chức năng …

Xem thêm

Bị u tuyến giáp kiêng ăn rau gì, nên ăn rau nào để giảm trở nặng?

Người bị u tuyến giáp kiêng ăn rau gì trong khi rau xanh là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho cơ thể? Đâu là những loại rau người mắc u tuyến giáp nên kiêng và nên ăn? Bị u tuyến giáp có cần kiêng ăn rau không? Rau lá xanh là nguồn thực phẩm tốt cho người bị u tuyến giáp, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, một số loại rau có hàm lượng goitrogens cao có thể ức chế sản xuất hormone tuyến giáp và làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh. Vì vậy, người bệnh nên lựa chọn các loại rau có lợi và hạn chế tiêu thụ rau giàu goitrogens. Người bệnh cũng nên nấu chín rau để giảm tác động của goitrogens. (1) Người bệnh u tuyến giáp nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên …

Xem thêm

Chỉ số BMI bình thường là bao nhiêu? Thừa cân, béo phì bao nhiêu?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến năm 2022, trong 8 người thì có 1 người bị béo phì (1). Đây là một trong những bệnh nguy hiểm dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó lường cho sức khỏe tổng thể. Hiện tại thước đo phổ biến nhất để đánh giá thừa cân, béo phì chính là chỉ số khối cơ thể (BMI). Vậy chỉ số BMI bình thường bao nhiêu? Béo phì, thừa cân là bao nhiêu? Bài viết được tư vấn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM. Chỉ số BMI là gì? Chỉ số BMI (hay chỉ số khối cơ thể) là một công cụ sàng lọc y tế dùng để đánh giá sự cân đối của cơ thể dựa trên tỷ lệ giữa chiều cao và cân nặng. Chỉ số BMI thường phản ánh …

Xem thêm