Home / Sức khỏe (page 3)

Sức khỏe

Đái tháo nhạt ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh đái tháo nhạt ở trẻ em là tình trạng hiếm gặp, nguyên nhân do thận không thể cô đặc nước tiểu trong cơ thể khiến tăng tần suất và lượng nước tiểu. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đái tháo nhạt ở trẻ em như thế nào? Qua bài viết sau, thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Phó khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh Hà Nội tư vấn rõ về vấn đề này. Bệnh đái tháo nhạt ở trẻ em là gì? Bệnh đái tháo nhạt ở trẻ em là tình trạng cơ thể không có đủ hormone chống bài niệu (ADH), còn được gọi là vasopressin – hormone giúp thận giữ lượng nước thích hợp trong cơ thể dẫn đến liên tục khát nước, tăng tần suất tiểu và lượng nước thải ra ngoài lớn. ADH được tiết ra bởi …

Xem thêm

Rối loạn tuyến yên là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tuyến yên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống nội tiết của cơ thể. Tuyến này có nhiệm vụ sản xuất và giải phóng nhiều loại hormone kiểm soát hoạt động của các tuyến đích khác, gồm: tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục và một số chức năng khác như tiết sữa, tăng trưởng… Các rối loạn tuyến yên có thể dẫn đến suy giảm chức năng nhiều cơ quan khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy rối loạn ở tuyến yên là gì, dấu hiệu bệnh thế nào? Rối loạn tuyến yên là gì? Rối loạn tuyến yên là tình trạng bất thường tại tuyến yên, do u hoặc bất thường về cấu trúc, gây rối loạn hormone tuyến yên, khiến tuyến yên không giải phóng đủ hoặc giải phóng quá mức một hay một số loại hormone. Rối loạn chức năng …

Xem thêm

Bị u tuyến giáp kiêng ăn rau gì, nên ăn rau nào để giảm trở nặng?

Người bị u tuyến giáp kiêng ăn rau gì trong khi rau xanh là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho cơ thể? Đâu là những loại rau người mắc u tuyến giáp nên kiêng và nên ăn? Bị u tuyến giáp có cần kiêng ăn rau không? Rau lá xanh là nguồn thực phẩm tốt cho người bị u tuyến giáp, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, một số loại rau có hàm lượng goitrogens cao có thể ức chế sản xuất hormone tuyến giáp và làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh. Vì vậy, người bệnh nên lựa chọn các loại rau có lợi và hạn chế tiêu thụ rau giàu goitrogens. Người bệnh cũng nên nấu chín rau để giảm tác động của goitrogens. (1) Người bệnh u tuyến giáp nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên …

Xem thêm

Chỉ số BMI bình thường là bao nhiêu? Thừa cân, béo phì bao nhiêu?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến năm 2022, trong 8 người thì có 1 người bị béo phì (1). Đây là một trong những bệnh nguy hiểm dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó lường cho sức khỏe tổng thể. Hiện tại thước đo phổ biến nhất để đánh giá thừa cân, béo phì chính là chỉ số khối cơ thể (BMI). Vậy chỉ số BMI bình thường bao nhiêu? Béo phì, thừa cân là bao nhiêu? Bài viết được tư vấn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM. Chỉ số BMI là gì? Chỉ số BMI (hay chỉ số khối cơ thể) là một công cụ sàng lọc y tế dùng để đánh giá sự cân đối của cơ thể dựa trên tỷ lệ giữa chiều cao và cân nặng. Chỉ số BMI thường phản ánh …

Xem thêm

Thừa cân: Nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách khắc phục

Tình trạng thừa cân có thể gây ảnh hưởng cả về mặt sức khỏe lẫn tinh thần. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại cũng như cách điều trị thừa cân hiệu quả qua chia sẻ của bác sĩ Chuyên khoa I Đỗ Tiến Vũ, Trung tâm Giảm cân Tâm Anh. Thừa cân là gì? Thừa cân là tình trạng trọng lượng cơ thể quá lớn so với chiều cao của một người, thường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thừa cân thường được đánh giá dựa trên chỉ số khối cơ thể (body mass index – BMI) bằng công thức: cân nặng (kg)/chiều cao² (m). Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính như tiểu đường, béo phì, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, tim mạch… Vì thế, duy trì cân nặng dưới mức thừa cân giúp …

Xem thêm

6 bệnh lý tuyến thượng thận nguy hiểm thường gặp bạn cần biết

Các tuyến thượng thận là một phần quan trọng trong hệ thống nội tiết của con người, là một mạng lưới phức tạp gồm các tuyến tạo ra các hormone khác nhau. Những hormone này chịu trách nhiệm điều chỉnh rất nhiều chức năng của cơ thể và thậm chí có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tiết khác. Đôi khi, tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều hoặc không đủ hormone của chúng. Khi điều này xảy ra, nó được gọi là rối loạn tuyến thượng thận. Bất kỳ ai cũng có thể bị mắc bệnh lý tuyến thượng thận, dưới đây là tổng hợp các bệnh lý tuyến thượng thận thường gặp. Tuyến thượng thận là gì? Tuyến thượng thận là những tuyến nhỏ hình tam giác nằm phía trên quả thận. Các tuyến này là một phần của hệ thống nội tiết và sản xuất …

Xem thêm

8 biến chứng suy giáp nguy hiểm thường gặp mà bạn nên biết

Khoảng 4% – 5% người trên thế giới mắc bệnh suy giáp. Suy giáp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính và sắc tộc. Suy giáp là bệnh phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Bài viết dưới đây, ThS.BS Đỗ Trúc Anh, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM tổng hợp các biến chứng suy giáp nguy hiểm thường gặp. [1] [2] Tổng quan về suy giáp Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, không thể tạo đủ hormone tuyến giáp để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường. Nguyên nhân phổ biến của bệnh tự miễn, chẳng hạn như viêm tuyến giáp Hashimoto, do cơ thể tự tạo ra kháng thể tấn công tuyến giáp. Ngoài ra, bệnh suy giáp có thể xảy ra khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc điều trị bệnh …

Xem thêm

2 cách điều trị suy giáp hiệu quả nhanh nhất và một số lưu ý

Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra và giải phóng đủ hormone vào máu, dẫn đến chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bệnh có thể có ở mọi lứa tuổi, đặc biệt phụ nữ trên 60 tuổi. Suy giáp khiến người bệnh mệt mỏi, tăng cân và không chịu được nhiệt độ lạnh. Vậy làm sao để điều trị suy giáp? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 2 cách chữa bệnh suy giáp hiệu quả nhanh và một số lưu ý cần biết. [1] Tuyến giáp hoạt động kém ảnh hưởng sức khỏe thế nào? Tuyến giáp hoạt động kém có thể không gây ra các triệu chứng đáng chú ý ở giai đoạn đầu. Theo thời gian, suy giáp không điều trị sẽ dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như tim mạch, thần kinh,… [2] Các …

Xem thêm

Tại sao ăn nhiều đường lại béo phì? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]

Đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường có sức hấp dẫn lớn với nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, niềm yêu thích với các thức ăn này cũng tỷ lệ thuận với cân nặng và nguy cơ béo phì. Tại sao ăn nhiều đường lại béo phì? Dưới đây là những thông tin giải đáp từ bác sĩ Nguyễn Thị Kim Tuyền, Trung tâm Điều trị Giảm cân Tâm Anh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM. Tại sao ăn nhiều đường lại béo phì? Các loại đường phổ biến nhất gồm: sucrose, lactose, fructose và đường hóa học. Trong đó, fructose là loại đường tự nhiên có trong trái cây, mật ong và phần lớn các loại rau củ. Nó cũng được sản xuất thành siro để bổ sung vào các loại thực phẩm chế biến (sữa chua, bánh mì, bánh quy, đồ uống có ga…), …

Xem thêm